Hợp đồng hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #477012 03/12/2017

    mrs_rua

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hợp đồng hôn nhân

    Chào luật sư!

    Sắp tới em có dự định tiến tới hôn nhân. Em muốn đề phòng bất trắc đối với hôn nhân và quyền nuôi con của em nên em muốn làm một bản cam kết/hợp đồng hôn nhân với nội dung như nếu một trong hai bên có quan hệ ngoài luồng (có bằng chứng hợp lệ) thì đối phương sẽ được hưởng toàn bộ tài sản và quyền nuôi con...... Vậy làm thế nào để những điều hai bên thỏa thuận trước hôn nhân có hiệu lực ạ?Em mong được các luật sư chỉ rõ.

    Em chân thành cảm ơn!

     
    4126 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn mrs_rua vì bài viết hữu ích
    sunshine19 (14/12/2017) trang_u (04/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #477147   04/12/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Chào bạn , bạn có thể tham khảo bài viết này, trước đây và hiện bây giờ cũng có nhiều người giống bạn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #477151   04/12/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 33 lần


    Hợp đồng hôn nhân là vấn đề tương đối phổ biến ở phương tây nhưng còn khá hiếm ở Việt nam. Ở góc độ pháp luật, nam và nữ có thể thỏa thuận với nhau về một hoặc một số nội dung trước khi tiến tới hôn nhân chung. Pháp luật Việt nam hiện nay mới chỉ gián tiếp công nhận hợp đồng hôn nhân ở khía cạnh tài sản vợ chồng, mà không có các quy định về thỏa thuận liên quan đến nhân thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #478432   14/12/2017

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Nói là hợp đồng hôn nhân có vẻ như chưa định chế pháp luật quy định. Hôn nhân cũng là quan hệ dân sự nên nó là sự thoả thuận và tôn trọng sự thoả thuận, nghe khái niệm hợp đồng hôn nhân có thể gây hiểu lầm nhưng thực tế thì quan hệ hôn nhân tồn tại nhiều vấn đề cần thoả thuận, tốt nhất bằng văn bản. Ví du như tài sản chung, tài sản riêng, con riêng (Nếu có). Những nội dung khác như vấn đề ngoại tình và hệ quả pháp lý thực tế những thoả thuận này khó có thể được công nhận vì chưa có cơ chế, chưa cho phép thoả thuận những vấn đề này. nếu phát sinh Toà án sẽ lúng túng trong xử lý

     
    Báo quản trị |  
  • #480015   27/12/2017

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Hợp đồng hôn nhân vẫn được pháp luật thừa nhận. Bởi vì, hợp đồng hôn nhân được ký kết trên cơ sở thỏa thuận để đôi bên xác lập, thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình.

    Vợ chồng trước klhi kết hôn cùng nhau thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng chẳng hạn về vấn đề tài sản chung, tài sản riêng, về con chung..., như thế sẽ giúp mỗi chúng ta bảo vệ được quyền lợi của đôi bên. Dù là tiến tới hôn nhân là do cả hai bên cùng tự nguyện, nhưng không gì là chắc chắn cả, hợp đồng hôn nhân lúc này không phải do không tin tưởng mà chỉ là một hình thức pháp lý để bảo vệ quyền lợi của nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #480056   27/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Bạn có thể thoả thuận hợp đồng hôn nhân, dựa trên các quy định pháp luật và không vi phạm quy tắc thoả thụận là được. Nhìn chung pháp luật nước ta tôn trọng thoả thuận của các bên. Nhưng vì thoả thuận này chỉ kí giữa hai bạn với nhau, cho nên theo mình để tránh trường hợp người kia lật lọng và trở mặt, bạn có thể nhờ thêm người làm chứng trong thoả thuận của bạn. Như thế có ra toà mình vẫn có bằng chứng chắc chắn và bảo vệ được quyền lợi của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #480088   27/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Ở nuớc ta khi nghe đến hợp đồng hôn nhân nguời ta thuờng nghĩ ngay đến các bộ phim điện ảnh về gia đình, tuy có vẻ là mới lạ nhưng ngày nay xã hội phát triển nhu cầu về một bản hợp đồng hôn nhân nhằm tránh "rủi ro" nếu như "giữa đuờng đứt gánh" cũng là nhu cầu chính đáng.

    Điều này có vẻ là lạ đối với văn hóa của phuơng đông đặc biệt là nét văn hóa trong sinh họat vợ chồng, ở phuơng Tây thì họ có vẻ sống theo huớng "của ai nấy xài" và rạch ròi các khỏan tài chính giữa vợ và chồng. Cho nên lọai hợp đồng hôn nhân ở phuơng Tây khá là phổ biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #480186   28/12/2017

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Hợp đồng hôn nhân, nghe rất quen thuộc trong các bộ phim Hàn, Đài, Việt,... nhưng thực tế pháp luật nước ta chưa có quy định về giá trị pháp lý của nó.

    Tuy nhiên, thiết nghĩ, hôn nhân cũng là quan hệ dân sự. Quan hệ dân sự phát sinh hợp đồng dân sự cũng là điều tất yếu. Và nếu đã  là hợp đồng dân sự thì chỉ cầ lập thành văn bản có sự đồng ý của hai bên thông qua chữ ký thì đã có giá trị pháp lý rồi. Còn nếu muốn chắc chắn nữa thì đem công chứng hợp đồng này là được.

     
    Báo quản trị |