Hợp đồng tặng cho đất là một loại hợp đồng về đất đai phổ biến hiện nay, việc tặng cho đất được lập hợp đồng sẽ giúp đảm bảo được tính ràng buộc quyền và nghãi vụ giữa các bên tránh trường hợp vi phạm thỏa thuận.
Tuy nhiên, ngoài các vấn đề liên quan đến tính pháp lý và điều khoản trong hợp đồng ra thì nhiều người vẫn thắc mắc không biết có hiệu lực bao lâu?
Hợp đồng tặng cho tài sản là gì?
Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Như vậy, hợp đồng này phát sinh kể từ khi bên tặng cho chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng.
Hợp đồng cho tặng đất có hiệu lực bao lâu?
Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.
Tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.
Tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”.
Tại khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực; phải đăng ký chuyển quyền, thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai. Sau khi hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ và tài sản gắn liền trên đất được công chứng, chứng thực. Bên nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động QSDĐ; VPĐKĐĐ sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu đã đầy đủ thì tiến hành theo trình tự của thủ tục và hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan thuế và Phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định nghĩa vụ tài chính và tiến hành sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
- Trường hợp khác do luật quy định.
Có được đòi lại bất động sản đã được tặng cho hay không?
Hiện nay nếu hợp đồng tặng cho đất đã được công chứng hoặc chứng thực và làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu thì quyền sở hữu sẽ thuộc về người được tặng cho. Cũng chính vì thế, người tặng không được đòi lại tài sản nói trên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, thì vẫn có khả năng đòi lại đất đã tặng cho, cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
- Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, nếu tặng cho mảnh đất nói trên và có yêu cầu phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Nếu như người này đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bạn có cơ sở để đòi lại.
Và lưu ý rằng: Ngay từ khi giao kết hợp đồng tặng cho, đồng thời cũng phải đặt ra điều kiện buộc bên được tặng phải thực hiện, không được phép đưa ra điều kiện sau khi hoàn tất thủ tục tặng cho tài sản.
Trường hợp 2: có thể được hoàn trả lại mảnh đất nếu chứng minh được giao dịch dân sự kia vô hiệu theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, như sau:
“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định cụ thể tại Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.