Hôn nhân của Transgender có được pháp luật thừa nhận?

Chủ đề   RSS   
  • #601847 14/04/2023

    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Hôn nhân của Transgender có được pháp luật thừa nhận?

    Transgender hay còn gọi là người chuyển giới, tức là một người giới tính nam đã phẫu thuật để trở thành người nữ và ngược lại, một người có giới tính nữ đã phẫu thuật để trở thành người nam. Nếu sau khi chuyển đổi giới tính thì hôn nhân của Transgender có được pháp luật thừa nhận không?

    1. Người chuyển giới được kết hôn

    Về mặt pháp lý thì cá nhân được chuyển đổi giới tính theo quy định pháp luật, có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch và có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. (Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015)

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hôn nhân được định nghĩa là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

    Trong đó, tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”. Như vậy, pháp luật chỉ quy định kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa người nam và nữ. Nếu như một người chuyển đổi giới tính và đã đăng ký thay đổi giới tính theo quy định thì về mặt pháp lý họ sẽ được pháp luật thừa nhận và bảo hộ các quyền nhân thân có liên quan, trong đó có quyền được kết hôn. Tuy nhiên, nếu một người sau khi chuyển đổi giới tính nhưng chưa đăng ký thay đổi hộ tịch thì họ vẫn còn giới tính trước đó nên sẽ có quyền nhân thân tương ứng với giới tính của mình.

    Vì vậy, sau khi người nam chuyển đổi thành giới tính nữ, đã thay đổi giới tính theo quy định pháp luật và kết hôn với người có giới tính nam thì vẫn được đăng ký kết hôn. Tương tự, đối với người nữ chuyển đổi thành giới tính nam, đã thay đổi giới tính theo quy định pháp luật và kết hôn với người nữ thì vẫn được đăng ký kết hôn.

    2. Điều kiện đăng ký kết hôn

    Tuy nhiên, ngoài việc đáp ứng quy định về giới tính thì quan hệ hôn nhân của Transgender được pháp luật thừa nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:

    - Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    - Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể là các trường hợp:

    •  Kết hôn giả tạo;
     
    •  Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
      
    •  Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
      
    •  Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
      

    Như vậy, nếu một người chuyển giới thành nữ hoặc nam và đã thay đổi hộ tịch theo quy định pháp luật thì sẽ được kết hôn theo giới tính đã được chuyển đổi. Chẳng hạn, khi người giới tính nam chuyển đổi thành giới tính nữ thì sẽ được kết hôn với người giới tính nam. Ngược lại, khi người giới tính nữ chuyển đổi thành giới tính nam thì sẽ được kết hôn với người giới tính nữ. Và việc xác định giới tính này phải được chuyển đổi theo quy định pháp luật.

    Từ phân tích trên có thể kết luận rằng, hôn nhân của Transgender được pháp luật thừa nhận trong trường hợp họ đã chuyển giới và thay đổi giới tính theo quy định pháp luật và đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

     
    329 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận