Ngày hôm qua (25/4), những người quan tâm đến pháp luật truyền tay nhau các đoạn Clip về việc nhiều người dân gây rối loạn trong buổi Tòa án công khai xin lỗi về việc oan sai của ông Hàn Đức Long. Đây có thể xem như là sự kiện nóng nhất ngày hôm qua.
Hình ảnh Chánh Tòa chống trọi với mưa dép từ người dân
01 video có thể nói lên nhiều ý nghĩa. Người chưa từng quan tâm đến vụ việc thường sẽ bảo, Tòa án làm điều bất công, người nhà nạn nhân phải bức xúc lắm mới làm vậy, thế mới đáng cho những kẻ đó. Người học Luật thì có thể bảo chưa chắc ông Hàn Đức Long đã vô tội, nhưng vì không có chứng cứ xác thực nên không kết tội được, hành vi ném dép, gây rối trật tự của những người này là coi thường, vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị; nếu ai cũng vì bức xúc mà làm điều trái pháp luật thì trên cái đất nước này không có chỗ để chứa tù nhân. Rồi cũng có người nói, ném dép vào ông Phó Chánh án không khác gì đang ném vào cả hệ thống pháp luật, cơ quan công quyền.
Vì ai nói cũng có cái lý của họ cho nên mới cần đến cán cân pháp luật để phân xử, để làm chuẩn mực.
Văn hóa và luật pháp là hai yếu tố cơ bản giúp con người giữ được nhân cách. Nhưng trong buổi xin lỗi ngày hôm qua, những người dân đã công khai ném dép vào mặt ông Phó Chánh án tại Hà Nội đang đọc lời xìn lỗi ngay trước ống kính máy quay của phóng viên, ngay trước một dàn con người đại diện cho pháp luật thì dường như cả "văn hóa" và "sự thượng tôn pháp luật" đều bị họ ném đi. Đồng thời, chính họ có thể đang ném đi " sự tự do" của mình. Bởi rất có thể, với hành vi như ngày hôm qua, họ sẽ được "ăn cơm chính phủ, ngủ có người canh" cũng nên.
Và câu hỏi: Hôm nay họ ném dém vào Tòa, ngày mai họ sẽ ném gì? đặt ra với chính cơ quan nhà nước, những người nắm quyền lực trong tay đã làm gì để rồi xảy ra tình trạng như trên.
Về phía người dân, họ cũng cần hiểu rằng, không phải trường hợp nào có hành vi cấu thành tội phạm cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như trường hợp người dân thôn Đồng Tâm đình đám mới đây. Sự việc nào cũng cần được phán xét dưới cái tình cái lý (luật pháp), nhưng người quyết định cuối cùng vẫn là cơ quan công quyền. Đó là thực tế.
Cập nhật bởi happy_smile ngày 26/04/2017 02:18:53 CH