Chào bạn, theo mình thì trường hợp này được hiểu như thế này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 thì:
"Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích..."
Nghĩa là nếu NLĐ có hành vi cố ý gây thương tích thì đã đủ điều kiện để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải rồi chứ không cần phải có đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự, hoặc phải có kết quả điều tra xác minh của cơ quan có thẩm quyền mới được xử lý kỷ luật.
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động 2012
"Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
...
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
...
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
Trường hợp NLĐ vi phạm các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 126 mà theo yêu cầu của bị hại, hoặc nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh ban đầu, hoặc trong quá trình vụ án đã được khởi tố thì trường hợp này NSDLĐ phải đợi kết quả của cơ quan có thẩm quyền mới được xử lý sa thải.
Còn trường hợp của bạn, nếu các bên đã thỏa thuận được với nhau, không cần phải điều tra xác minh hay cần sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền thì mình không cần phải đợi kết quả của cơ quan điều tra đâu.