Hỏi về tranh chấp chuyển nhượng QSD đất

Chủ đề   RSS   
  • #604238 25/07/2023

    phamminhduc04

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:25/07/2023
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hỏi về tranh chấp chuyển nhượng QSD đất

    Năm 2004, bà Võ Thị L có hỏi mua của bà Võ Thị  T thửa đất (thổ cư) để làm nhà. Bà T đề nghị giá 2.000.000 đồng nhưng bà L nói cho mượn đất để làm nhà ở vì đang cần và đưa 1 chỉ vàng và nói chỉ vàng coi như cọc để mượn làm 02 năm sau sẽ trả đủ số tiền 2.000.000 đồng. Bà L xây nhà nhưng không ở và sau đó có chồng ở xa, từ đó không nói đến chuyện đất đai. Xin Luật sư tư vấn giúp việc thỏa thuận (miệng) trên có hiệu lực không và bà T muốn yêu cầu tháo dỡ nhà để lấy lại đất được không (bà T đề nghị người thân thông báo cho bà L hoặc cho địa chỉ liên hệ bà L về giải quyết nhưng người thân bà L không phối hợp, hiện nay thửa đất trên vẫn còn trong giấy CNQSD đất của bà T). Theo quy định của pháp luật, bà T phải gửi đơn đến cơ quan nào giải quyết yêu vụ việc trên.

     
    391 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamminhduc04 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #604425   01/08/2023

    Lsnguyenvanvien
    Lsnguyenvanvien

    Male
    Luật sư địa phương

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2017
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 27 lần
    Lawyer

    Hỏi về tranh chấp chuyển nhượng QSD đất

    Bà T phải gửi đơn đến ubnd xã có đất đề nghị hòa giải. 

    Bà T làm thông báo đến địa chỉ cư trú cuối cùng để thông báo tháo dỡ. Niêm yết công khai tại ubnd xã. Quá thời hạn 30 ngày ko có người đến  thì thông báo chính quyền để dỡ nhà.

    Văn bản mua bán bằng miệng kèm theo các chứng cứ khác thì vẫn có hiệu lực. Hiệu lực nhất là các bên tự thừa nhận

    Liên hệ luật sư Nguyễn Văn Viên. 0989185188

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lsnguyenvanvien vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/08/2023)
  • #604472   03/08/2023

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 88 lần
    Lawyer

    Hỏi về tranh chấp chuyển nhượng QSD đất

    Chào bạn,

    Vấn đề của bạn hỏi rất phức tạp về mặt pháp luật và về thực tiễn giải quyết. Tôi xin giải đáp như sau:

    1. Thứ nhất: Cần xác định đây là loại tranh chấp gì?

    Theo thông tin bạn cung cấp thì đây là tranh chấp về đặt cọc để đảm bảo việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Còn việc cho mượn đất để làm nhà thì thực chất là thỏa thuận giao tài sản (quyền sử dụng đất) khi đặt cọc, trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng.

    Việc đặt cọc xác lập vào năm 2004, thời điểm này Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực thi hành. Theo Điều 363 Bộ luật Dân sự 1995 thì:

    “Điều 363. Đặt cọc

    1- Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

    Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    2- Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện, thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

    Theo quy định nêu trên thì việc đặt cọc phải lập thành văn bản.

    Theo thông tin bạn cung cấp, bà L và bà T thỏa thuận đặt cọc bằng miệng, là trái quy định nêu trên.

    2. Thứ hai, bà T phải gửi đơn đến cơ quan nào để giải quyết?

    Như đã nêu ở trên, đây là tranh chấp thỏa thuận đặt cọc để đảm bảo việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất . Do đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

    Vì vậy, bà T phải gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bà L cư trú để giải quyết theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 35; điểm a, khoản 1, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự.

    Lưu ý: Về thực tiễn xét xử, trường hợp này có nhiều quan điểm khác nhau, cũng có Tòa án xác định tranh chấp này có đối tượng là bất động sản, nên chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điểm c, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự.

    3. Thỏa thuận đặt cọc bằng miệng có hiệu lực, có kiện được hay không?

    Như đã nói ở trên, thỏa thuận đặt cọc bằng miệng là trái quy định của pháp luật. Trường hợp này là giao dịch dân sự không phù hợp về mặt hình thức. Khi giải quyết tranh chấp thì Tòa án sẽ yêu cầu các bên tranh chấp hoàn thiện hình thức của giao dịch cho phù hợp của pháp luật.

    Tuy nhiên, để Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp thì bắt buộc bà T phải cung cấp những tài liệu, chứng cứ ban đầu để chứng minh quyền và lợi ích của bà T bị bà L xâm phạm, theo quy định tại khoản 5, Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự.

    Trường hợp bà T không có bất kỳ tài liêu, chứng cứ gì về việc xác lập giao dịch đặt cọc, nhận tiền, cho mượn đất, mà chỉ nói miệng, thì Tòa án không có cơ sở để thụ lý giải quyết.

    Thân. 

    Luật sư Đoàn Khắc Độ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức

    Điện thoại: 0903 168 986

    Email: do@luatdaiduc.vn

    Website: www.luatdaiduc.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lskhacdo vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/08/2023)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đoàn Khắc Độ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức

Điện thoại: 0903 168 986

Email: do@luatdaiduc.vn

Website: www.luatdaiduc.vn