Hỏi về thủ tục nhận con nuôi

Chủ đề   RSS   
  • #496833 14/07/2018

    tranquynhlaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hỏi về thủ tục nhận con nuôi

    Xin hỏi hồ sơ xin nhận con nuôi phải chuẩn bị những hồ sơ nào?

     
    5384 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranquynhlaw vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (29/08/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #496834   14/07/2018

    tranquynhlaw
    tranquynhlaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn.

    Về vấn đề chuẩn bị hồ sơ xin nhận con nuôi được quy định như sau:

    Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:

    1. Đơn xin nhận con nuôi;

    2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    3. Phiếu lý lịch tư pháp;

    4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

    5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.

    Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước

    1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:

    a) Giấy khai sinh;

    b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

    c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

    d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

    đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

    2. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng. 

    Cơ quan giải quyết và thời gian giải quyết hồ sơ

    1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

    2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

     
    Báo quản trị |  
  • #496852   14/07/2018

    minhchau96
    minhchau96

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2017
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 665
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010, bạn là cá nhân muốn được nhận con nuôi thì bạn cần có các điều kiện sau:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

    c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    d) Có tư cách đạo đức tốt.

    (Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010)

    Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c.

    Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.

    Đối với trường hợp của bạn, do bạn không nói rõ nhân thân của mình là cá nhân trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi nên tôi xin tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi như sau:

    Trường hợp nhận nuôi con nuôi trong nước:

    Nơi nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôiUBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

    Hồ sơ nhận nuôi con nuôi bao gồm:

    1. Hồ sơ của người nhận con nuôi:

    - Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu).

    - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    - Phiếu lý lịch tư pháp.

    - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: nếu người xin nhận con nuôi là vợ chồng, thì phải có bản sao giấy chứng nhận kết hôn; nếu người xin nhận con nuôi là người độc thân, thì phải có văn bản xác nhận về tình trạng độc thân do UBND xã, nơi người đó thường trú cấp; nếu người đó đã ly hôn, thì phải có bản sao Bản án/Quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án; nếu người đó có vợ/chồng chết, thì phải có bản sao Giấy chứng tử của người chết;

    - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp và văn bản xác nhận về hoàn cảnh gia đình , tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp người xin nhận con nuôi thuộc diện được miễn các điều kiện này theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi.

    - Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước chỉ có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại UBND xã.

    2. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi

    - Bản sao Giấy khai sinh;

    - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

    - Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng không chụp quá 06 tháng;

    - Tùy từng trường hợp cụ thể mà phải có giấy tờ sau:

    + Biên bản do UBND xã hoặc Công an xã lập đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi;

    + Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đã chết đối với trẻ em mồ côi;

    + Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất tích đối với trường hợp trẻ em có cha, mẹ đẻ bị mất tích hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp trẻ em có cha đẻ, mẹ đẻ bị mất năng lực hành vi dân sự;

    - Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

    Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Lệ phí: 400.000 đồng

    Trường hợp được miễn lệ phí: (Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi, Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi, Nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi).

    Trường hợp nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

    Cơ quan tiếp nhận hồ sơ của người xin nhận con nuôi: Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp

    Cơ quan tiếp nhận hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi: Sở Tư pháp tỉnh/Thành phố

    1. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi: (Hồ sơ được lập thành 02 bộ) gồm:

    1.1 Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu).

    1.2 Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

    1.3 Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.

    1.4 Bản điều tra về tâm lý, gia đình.

    1.5 Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.

    1.6 Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.

    1.7 Phiếu lý lịch tư pháp.

    1.8 Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

    1.9 Một bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi.

    (Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm 1.2 đến 1.8 do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận)

    Tùy từng trường hợp, người xin nhận con nuôi còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:

    - Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.

    - Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

    - Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.

    - Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.

    - Giấy xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

    2. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi (Hồ sơ được lập thành 03 bộ) gồm:

    - Giấy khai sinh;

    - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

    - Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

    - Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

    - Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

    - Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em; (trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

    - Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhưng không thành (theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi).

    Lệ phí: 9.000.000 đồng/ 01 trường hợp

    - Giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

    - Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi, thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.

    - Người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài: 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) khi người đó đồng ý nhận trẻ em Việt Nam được giới thiệu làm con nuôi. Chi phí nêu trên được miễn trong trường hợp nhận trẻ em bệnh hiểm nghèo, trẻ em khuyết tật làm con nuôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhchau96 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/08/2019)
  • #497090   15/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Đối với trường hợp nhận con nuôi đích danh cần phải thực hiện các thủ tục và hồ sơ, giấy tờ như sau:

    1. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi: Hồ sơ được lập thành 02 bộ, gồm những giấy tờ sau:

    a, Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu quy định).

    b, Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

    c, Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.

    d, Bản điều tra về tâm lý, gia đình.

    đ, Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.

    e, Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản

    g, Phiếu lý lịch tư pháp.

    h, Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

    i, 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi.

    Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm b đến h do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

    Tùy từng trường hợp, người xin nhận con nuôi còn phải có giấy tờ tương ứng, với trường hợp của bạn thì cần phải có: Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng với mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi.

    2. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi: Hồ sơ được lập thành 03 bộ, gồm những giấy tờ sau:

    a, Giấy khai sinh;

    b. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

    c. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

    Thông tin lưu ý:

    Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.

    - Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của người nhận con nuôi, hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

    - Giấy tờ, tài liệu tiếng nước ngoài phải được dịch sang Tiếng Việt.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mongtho1710 vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (29/08/2018)
  • #500773   28/08/2018

    nhanhuynh1996
    nhanhuynh1996

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 421
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Chào bạn! Mình xin hỗ trợ bạn như sau:

    Trình tự, thủ tục, hồ sơ nhận nuôi con nuôi trong nước được quy định như sau:

    +) Đăng ký nuôi con nuôi tại:

    Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

    +) Đăng ký nhu cầu nhận nuôi con nuôi (Điều 16-Luật nuôi con nuôi) - áp dụng trong trường hợp gia đình có nhu cầu nhận nuôi con nuôi chưa tìm đcược trẻ em để nhận làm con nuôi.khi đó họ sẽ đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết.

    +) Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi gồm:

    1. Đơn xin nhận con nuôi;

    2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    3. Phiếu lý lịch tư pháp;

    4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

    5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi.

    +) Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước

    1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:

    a) Giấy khai sinh;

    b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

    c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

    d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

    đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

    2. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.

    +) Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi

    1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

    2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #500858   29/08/2018

    Mình cũng có một thắc mắc là theo luật nuôi con nuôi, thì đứa con được nhận nuôi phải có một độ tuổi nhất định (nhớ không lầm là dưới 16 tuổi hay sao á mình không nhớ rõ nữa) qua độ tuổi này thì không được nhận làm con nuôi. Mấy bạn nào chuyên về Hôn nhân và gia đình không ạ, cho mình hỏi là giả sử mình muốn nhận con nuôi trên 18 tuổi thì có cách nào không ạ. 

    Cảm ơn mọi người rất nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #525109   05/08/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Thủ tục nhận con nuôi

     
    Một người muốn nhận con nuôi thì phải thực hiện thủ tục đăng ký nhận con nuôi theo quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi
    Theo đó, người nhận con nuôi phải đủ Điều kiện quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010:
     
    "Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
     
    1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
     
    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
     
    b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
     
    c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
     
    d) Có tư cách đạo đức tốt.
     
    2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
     
    a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
     
    b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
     
    c) Đang chấp hành hình phạt tù;
     
    d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
     
    3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này."
     
     
    Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực hiện theo Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP:
     
    "Điều 10. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
     
    Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
     
    1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
     
    2. Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.
     
    3. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi."
     
     
    Về hồ sơ của người nhận con nuôi được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 19/2011/NĐ-CP:
     
    "Điều 7. Hồ sơ của người nhận con nuôi 
     
    Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và không cùng thường trú tại một địa bàn xã, thì việc xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi được thực hiện như sau: 
     
    1. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì văn bản về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận. 
     
    2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú, thì công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi."
     
    Hồ sơ thực hiện theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010:
     
    "Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi
     
    Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
     
    1. Đơn xin nhận con nuôi;
     
    2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
     
    3. Phiếu lý lịch tư pháp;
     
    4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
     
    5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này."
    Một người muốn nhận con nuôi thì phải thực hiện thủ tục đăng ký nhận con nuôi theo quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi:
     
    Theo đó, người nhận con nuôi phải đủ Điều kiện quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010:
     
    "Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
     
    1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
     
    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
     
    b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
     
    c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
     
    d) Có tư cách đạo đức tốt.
     
    2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
     
    a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
     
    b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
     
    c) Đang chấp hành hình phạt tù;
     
    d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em                                                              3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này."
     
    Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực hiện theo Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP:
     
    "Điều 10. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
     
    Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
     
    1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
     
    2. Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.
     
    3. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi."
     
    Về hồ sơ của người nhận con nuôi được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 19/2011/NĐ-CP:
     
    "Điều 7. Hồ sơ của người nhận con nuôi 
     
    Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và không cùng thường trú tại một địa bàn xã, thì việc xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi được thực hiện như sau: 
     
    1. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì văn bản về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận. 
     
    2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú, thì công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi."
     
    Hồ sơ thực hiện theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010:
     
    "Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi
     
    Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
     
    1. Đơn xin nhận con nuôi;
     
    2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
     
    3. Phiếu lý lịch tư pháp;
     
    4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
     
    5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này."
    Cập nhật bởi vulieu9102 ngày 06/08/2019 12:29:17 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vulieu9102 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/08/2019)