Hỏi về Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất

Chủ đề   RSS   
  • #549858 25/06/2020

    Hỏi về Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất

    Em chào tất cả mọi người, hiện tại em có vấn đề vướng mắc về chuyển quyền sử dụng đất. Người đứng tên đã mất còn người muốn đứng tên đang ở nước ngoài. Cho em hỏi những thủ tục cần làm và những giấy tờ gì ạ.

     
    1649 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lenhathuy9595@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565595   29/12/2020

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Thủ tục khai nhận thừa kế theo quy định của pháp luật

    Sau khi xác định người có quyền hưởng di sản người được nhận di sản muốn sang tên sổ đỏ cho mình thì đầu tiên cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

    Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

    Bước 1: chuẩn bị các giấy tờ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản

    Giấy chứng tử của cha mẹ là chủ của di sản thừa kế

    CMND, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục

    Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết

    Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục

    Bước 2: Lập và niêm yết thông báo thừa kế

    Theo quy định khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người khai nhận di sản đến Văn phòng công chứng mang theo các giấy tờ để thực hiện các thủ tục. Tại đây, Công chứng viên sẽ tiến hành thủ tục niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của cha mẹ để lại di sản theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật công chứng.

    Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP .

    Việc niêm yết này là để đảm bảo không có ai tranh chấp đối với tài sản được khai nhận thừa kế này.

    Bước 3: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

    Đủ 15 ngày niêm yết, nếu không có ai thắc mắc hay tranh chấp gì thì bạn hoặc VPCC sẽ đến UBND phường, xã để lấy Thông báo thừa kế đã đóng dấu xác nhận của UBND. Sau đó, Văn phòng công chứng sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với mảnh đất của cha mẹ để lại.

    Thực hiện thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai

    Thành phần hồ sơ

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Sổ đỏ/Sổ hồng (01 bản chính + 02 bản sao y có công chứng chứng thực);

    - Văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập tại Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật;

    - Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai bên mua và bên bán (mỗi thứ 02 bộ tương đương 02 bản sao y có công chứng chứng thực);

    - Giấy tờ chứng minh tài sản chung (là: Đăng ký kết hôn)/hoặc giấy tờ chứng minh tài sản riêng (là: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân/độc thân) (02 bản sao y có công chứng chứng thực);

    - Đơn đăng ký biến động đất đai/tài sản gắn liền với đất theo mẫu (01 bản chính – Kê khai theo mẫu);

    - Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);

    - Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);

    - Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp (02 bản chính – kê khai theo mẫu) hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp tùy từng Quận/Huyện đối với loại giấy tờ này;

    0 Sơ đồ vị trí thửa đất (01 bản chính – Kê khai theo mẫu)

    Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, bộ phận 1 cửa sẽ chuyển hồ sơ qua chi cục thuế để tiến hành thẩm định và ra thông báo nộp thuế.

    Lấy kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới

    Căn cứ vào thời gian ghi trên giấy hẹn trả kết quả, chúng ta thực hiện việc đóng các khoản thuế theo quy định và tới văn phòng đăng ký đất đai để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

    Trường hợp mà người đứng tên đang ở nước ngoài thì phải có giấy ủy quyền của người đó hoặc người đó trực tiếp về thực hiện các thủ tục trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #565607   29/12/2020

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    lenhathuy9595@gmail.com viết:

    Em chào tất cả mọi người, hiện tại em có vấn đề vướng mắc về chuyển quyền sử dụng đất. Người đứng tên đã mất còn người muốn đứng tên đang ở nước ngoài. Cho em hỏi những thủ tục cần làm và những giấy tờ gì ạ.

    "Người đứng tên đã mất" với "Người muốn đứng tên đang ở nước ngoài" có quan hệ như thế nào ? Tại sao "Người đang ở nước ngoài" lại muốn đứng tên chủ sử dụng đất của "Người đã mất" ? Phải biết rõ tình tiết này thì mới tư vấn chính xác vì chuyển quyền theo thừa kế khác với chuyển quyền theo giao dịch chuyển nhượng, tặng cho.... và không phải lúc nào việc chuyển quyền tài sản từ người chết sang người sống cũng là quan hệ thừa kế bởi A chuyển nhượng QSDĐ cho B, chưa kịp làm thủ tục chuyển quyền thì A chết là chuyện xảy ra mỗi ngày trong xã hội.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |