Hỏi về luật sở hữu trí tuệ kiểu dáng công nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #444015 18/12/2016

    giaybacmoney

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về luật sở hữu trí tuệ kiểu dáng công nghiệp

    Chào cả nhà . cho mình hỏi 1 chút về mảng sở hữu trí tuệ .

    Mình sang trung quốc có tham khảo 1 số công nghệ máy móc của Trung quốc và mình có ý định về việt nam tái bản kiểu dáng của bên đó về việt nam .

    và mình cũng muốn đăng kí kiểu dáng công nghiệp tất nhiên là chỉ trên lãnh thổ phạm vi của việt nam . không biết có thể đăng kí kiểu dáng công nghiệp tại việt nam được không ?

     Mong các luật sư cho mình ý kiến.

     
    3516 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #444029   19/12/2016

    comay_vh
    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Nếu kiểu dáng đó chưa được đăng ký tại Việt Nam thì bạn hoàn toàn có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp đó để được cấp văn bằng bảo hộ

     
    Báo quản trị |  
  • #444377   26/12/2016

    dotran.duycuong
    dotran.duycuong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2012
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 126
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bạn có thể nộp đơn đăng ký KDCN tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Hà Nội hoặc tại 2 văn phòng đại diện ở Đà Nẵng, TP.HCM)

    KDCN đăng ký phải qua khâu thẩm định nội dung (thực tế là hơn 1 năm kể từ ngày nộp) và chỉ được Cục SHTT cấp Văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ: tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp.

    Trong đó, "tính mới" sẽ được xem xét trên bất kỳ tài liệu nào và phạm vi xét là toàn thế giới (không chỉ riêng đơn đăng ký nộp tại Việt Nam hay sử dụng tại thị trường Việt Nam).

    Do KDCN bạn dự định đăng ký là "tái bản" (sao chép) của KDCN bên Trung Quốc nên khả năng lớn là đơn đăng ký của bạn sẽ.. rớt.

    Hoặc nếu may mắn được cấp bằng (do sót) thì trong thời hạn được bảo hộ (15 năm, nếu gia hạn đủ 5 năm/lần) thì bất kỳ người nào (như là đối thủ cạnh tranh) đều có quyền yêu cầu Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nếu có chứng cứ chứng minh KDCN của bạn không đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện nêu trên.

    We are CIS!

    See us on: Facebook

     
    Báo quản trị |  
  • #447630   23/02/2017

    Chào bạn.

    Căn cứ vào thông tin mà câu hỏi của bạn cung cấp, tôi xin góp ý như sau:

    Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

    Theo quy định tại Điều 63, 64, 65, 66 và Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), để được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đối tượng đăng ký phải đáp ứng điều kiện sau:

    *Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

    +   Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

    +   Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

     +   Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

     -    Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

     -    Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

     -    Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

    Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

    Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

    Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

     +   Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

     +   Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

     +   Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu sao chép y nguyên  kiểu dáng công nghiệp máy móc của Trung Quốc thì KDCN đã mất đi tính mới nên không thể được đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có thể đăng ký nhưng sẽ dẫn đến tranh chấp sau này nếu bên nhà sản xuất Trung Quốc khiếu kiện.

    Hiện tại, do các thông tin bạn cung cấp còn hạn chế, nên tôi chỉ có thể trả lời sơ bộ cho bạn như vậy.Để có thể có được câu trả lời chính xác hơn, bạn nên liên hệ trực tiếp với luật sư để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.

    Trân trọng,

    Chuyên viên tư vấn Ngô Thị Phúc

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn clevietkimlaw5 vì bài viết hữu ích
    pu_pulaw95 (06/03/2017)