Hỏi về loại trừ trách nhiệm hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #494219 14/06/2018

    vnblackghostlng

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về loại trừ trách nhiệm hình sự

    Liệu có trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết không ạ?

     
    3111 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #494221   14/06/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    - Tình thế cấp thiết là tình thế của người đứng trước sự đe dọa đến một lợi ích được pháp luật bảo vệ, và để bảo vệ lợi ích này, người đó không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại cho một lợi ích khác được pháp luật bảo vệ.

    - Để được coi là hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết mà không phải chịu trách nhiệm hình sự thì phải có đầy đủ các điều kiện:

    +Phải có sự đe dọa hiện hữu và thực tế xâm phạm đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ (tức là lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của bản thân người thực hiện hành vi hay của người khác) 

    +Hành vi gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm

    +Thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa

    - Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là tình trạng một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là gây thiệt hại lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

    - Theo khoản 2 Điều 23 BLHS 2015 quy định: “trong trường hợp thiệt hại gây ra RÕ RÀNG vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự”. Do đó, trường hợp đã gây ra thiệt hại vượt quá thiệt hại cần ngăn ngừa thì bắt buộc phải chịu trách nhiệm hình sự, không loại trừ trường hợp nào cả. Để bảo vệ quyền lợi của người gây thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết hay có thể nói là thể hiện sự mềm dẻo của pháp luật thì ngoài ra, khi chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp vượt quá tình thế cấp thiết thì tòa án cũng sẽ căn cứ vào đó để giảm nhẹ vì tính chất của động cơ và hoàn cảnh phạm tội cụ thể tại điểm đ khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 quy định“ Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngothanhphuong310 vì bài viết hữu ích
    vnblackghostlng (14/06/2018)
  • #494222   14/06/2018

    vnblackghostlng
    vnblackghostlng

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chân thành cảm ơn ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #509166   30/11/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Ngoài trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do tình thế cấp thiết, Bộ luật hình sự 2015 còn quy định một số trường hợp cũng được loại trừ trách nhiệm hinh sự như:

    - Sự kiện bất ngờ (Điều 20 Bộ luật hình sự 2015):

    Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    - Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21 Bộ luật hình sự 2015)

    Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Ở trường hợp này, để xác định một người không có năng lực trách nhiệm hình sự cần phải có kết luận giám định pháp y tâm thần của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư 18/2015/TT-BYT`

    - Phòng vệ chính đáng (Điều 22 Bộ luật hình sự 2015)

    Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    - Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24 Bộ luật hình sự 2015)

    Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

    Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25 Bộ luật hình sự 2015)

    Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

    Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    - Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26 Bộ luật hình sự 2015)

    Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.

    Đối với các trường hợp quy định tại Điều 22, 24 nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết trong khi bắt giữ người phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với phạm vi vượt quá đó.

     

     
    Báo quản trị |