Chào bạn,
Các nhà xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam phải tuân theo các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền qui định. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, họ còn phải thực hiện theo các thông lệ quốc tế. Tổng cục hải quan đã có Bản hướng dẫn sử dụng tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 1257/2001/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001.
Vận đơn đường biển (Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp. Vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng trong giao nhận vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán và khiếu nại (nếu có).
Giá trị pháp lý của vận đơn: Theo thông lệ Hàng hải Quốc tế (công ước Brussels 1924, điều 1 khoản b) và Bộ luật Hàng hải Việt nam (điều 81 khoản 3) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở.
Qui tắc quốc tế điều chỉnh vận đơn đường biển: Hiện nay có 2 nguồn luật quốc tế chính về vận tải biển, đó là:
- Công ước quốc tế để thống nhất một số thể lệ về vận đơn đường biển, gọi tắt là Công ước Brussels 1924 và hai Nghị định thử sửa đổi Công ước Brussels 1924 là :
+ Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924 gọi tắt là nghị định thư 1968. (Visby Rules - 1968)
+ Nghị định thư năm 1978
- Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, gọi tắt là Công ước Hamburg 1978
Mỗi hãng tàu có quyền dựa vào 2 nguồn luật nêu trên để có mẫu riêng cho B/L của mình. Do đó, theo tôi nghĩ, Hải quan không có quyền đòi hỏi cách ghi trên B/L.
Thân chào.
Luật sư Lê Xuân Hiệp
Cập nhật bởi navelvu ngày 02/03/2010 03:19:06 PM