Hỏi về chứng minh thiệt hại khi hãng bay chậm chuyến

Chủ đề   RSS   
  • #392179 14/07/2015

    Hỏi về chứng minh thiệt hại khi hãng bay chậm chuyến

    Tôi có 2 vấn đề như sau:

    1/ Tôi mua vé máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines, theo vé thì thời gian khởi hành là 16/5/2015 06:00, nhưng do chậm chuyến liên tục nên tôi phải chờ đợi ở sân bay đến tận 16/5/2015 09:50 mới được cất cánh, làm cho tôi không kịp về để gặp người thân lần cuối. Tôi muốn kiện thiệt hại trong trường hợp này thì thiệt hại của tôi là bao nhiêu?
    2/ Tôi mua vé máy bay của hãng hàng không VietJet Air, theo vé thì thời gian khởi hành là 28/6/2015 10:00, nhưng do chậm chuyến liên tục nên tôi phải chờ đợi ở sân bay đến tận 28/6/2015 12:30 mới được cất cánh, làm cho tôi không đến kịp buổi họp đã định trước, làm tôi mất đi bao nhiêu hợp đồng ký kết và bị mất uy tín với đối tác. Tôi muốn kiện thiệt hại trong trường hợp này thì thiệt hại của tôi là bao nhiêu?
    Tôi xin trân trọng cảm ơn các thành viên!
     
    9843 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #392755   18/07/2015

    hungmaiusa viết:

    bonnilinh viết:

    hungmaiusa viết:

    Như vậy, vấn đề là khi nhận được thông báo hoãn chuyến bay thì bạn có phản đối hay đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường?

    Im lặng và tiếp tục khởi hành là đồng ý cho hoãn và "Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn".

    Chào anh hungmaiusa,

    Luật Hàng không dân dụng số 66/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 61/2014/QH13

    Điều 143. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý
    Vé hành khách, Điều lệ vận chuyển, bảng giá dịch vụ vận chuyển và các thỏa thuận khác bằng văn bản giữa hai bên là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý.
    Như vậy, trong trường hợp hãng hàng không hoãn việc thực hiện nghĩa vụ mà không được hành khách đồng ý bằng văn bản thì việc hoãn này không phải là tài liệu của hợp đồng vận chuyển, và hãng hàng không không có cách nào chứng minh được là hành khách đồng ý hay không đồng ý. Việc cho rằng im lặng là đồng ý cho hoãn là ... không có căn cứ. :P

     

    Chào bạn.

    Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn là các thỏa thuận phải bằng văn bản thì mới là " tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách". Tuy nhiên, tòa án có thể sử dụng các chứng cứ là lời khai người làm chứng, chứ không phải là chỉ sử dụng "tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách" làm nguồn chứng cứ duy nhất.

    "Việc cho rằng im lặng là đồng ý cho hoãn là ... không có căn cứ" là đúng. Nhưng việc bạn cho là tiếp tục thực hiện hợp đồng,im lặng, không có ý kiến là phản đối thì cũng là ....không có căn cứ.

    Tóm lại, chứng minh lỗi đã khó, chứng mnh thiệt hại càng khó hơn. Tuy nhiên, tôi mong là có người kiện thành công để các hãng máy bay sửa đổi; vì không những người đi mệt mõi mà người đón cũng rất mệt mõi và bực tức.

    Chào anh hungmaiusa,

    Ở đây hành khách cho rằng mình không đồng ý vì không có chứng cứ nào chứng minh là họ đồng ý, nhưng nếu hãng hàng không cho rằng hành khách đã đồng ý thì trong trường hợp này hãng hàng không phải chứng minh. Điểm d khoản 5 Mục I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có quy định là: "Việc chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại." — Theo tôi đây là một việc rất khó, và phí tổn chứng minh có khi còn lớn hơn tiền bồi thường ý chứ :p

     
     
    Báo quản trị |  
  • #392703   17/07/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn bonnilinh cũng có thể thấy ở điều 308 BLDS có ghi rọ

    Điều 308. Lỗi trong trách nhiệm dân sự
    1. Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Trong trường hợp về vận tải hàng không thì xảy ra trường hợp "có thỏa thuận khác", và pháp luật có quy định khác, do vậy việc bồi thường thiệt hại sẽ theo cái "thỏa thuận khác" và "quy định khác" của pháp luật

    Cụ thể của "thỏa thuận khác" nằm ở nội dung sau. Khi bạn mua vé thì mặc nhiên hiểu rằng bạn đồng ý với thỏa thuận khác đó.

     

    16.4. Trách nhiệm của Chúng tôi đối với các Thiệt hại xảy ra do Hành khách bị chậm chuyến

    16.4.1. Trách nhiệm của Chúng tôi đối với các Thiệt hại xảy ra do Hành khách bị chậm chuyến được giới hạn bởi Công ước.

    16.4.2. Cho dù Công ước có được áp dụng cho yêu cầu bồi thường của Hành khách hay không, Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các Thiệt hại đối với Hành khách do bị chậm chuyến nếu Chúng tôi chứng minh rằng Chúng tôi và người đại diện của Chúng tôi đã thực hiện mọi biện pháp được yêu cầu một cách hợp lý để tránh những Thiệt hại hoặc Chúng tôi và người đại diện của Chúng tôi không thể thực hiện các biện pháp như vậy.

    ....

    16.5.4. Trừ khi Điều lệ vận chuyển này quy định khác đi, trách nhiệm bồi thường của Chúng tôi chỉ giới hạn đối với các Thiệt hại thực tế được Hành khách chứng minh, và trong bất kỳ điều kiện nào, Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với: (i) bất kỳ tổn thất về lợi nhuận, thu nhập, hợp đồng, bán hàng, lãi suất  tiết kiệm, sự tín nhiệm và uy tín; và (ii) các tổn thất gián tiếp hoặc (iii) bất kỳ hình thức thiệt hại không thể xác định được để bồi thường.

    Nguồn : Điều lệ vận chuyển hành khách và hành lý của Vietnam Airlines

    Về "quy định khác" của pháp luật, thì thông tư 14/2015/TT-BGTVT nêu trên đã ghi rồi, tôi không cần nhắc lại nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #392707   17/07/2015

    ntdieu viết:

    Bạn bonnilinh cũng có thể thấy ở điều 308 BLDS có ghi rọ

    Điều 308. Lỗi trong trách nhiệm dân sự
    1. Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Trong trường hợp về vận tải hàng không thì xảy ra trường hợp "có thỏa thuận khác", và pháp luật có quy định khác, do vậy việc bồi thường thiệt hại sẽ theo cái "thỏa thuận khác" và "quy định khác" của pháp luật

    Cụ thể của "thỏa thuận khác" nằm ở nội dung sau. Khi bạn mua vé thì mặc nhiên hiểu rằng bạn đồng ý với thỏa thuận khác đó.

     

    16.4. Trách nhiệm của Chúng tôi đối với các Thiệt hại xảy ra do Hành khách bị chậm chuyến

    16.4.1. Trách nhiệm của Chúng tôi đối với các Thiệt hại xảy ra do Hành khách bị chậm chuyến được giới hạn bởi Công ước.

    16.4.2. Cho dù Công ước có được áp dụng cho yêu cầu bồi thường của Hành khách hay không, Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các Thiệt hại đối với Hành khách do bị chậm chuyến nếu Chúng tôi chứng minh rằng Chúng tôi và người đại diện của Chúng tôi đã thực hiện mọi biện pháp được yêu cầu một cách hợp lý để tránh những Thiệt hại hoặc Chúng tôi và người đại diện của Chúng tôi không thể thực hiện các biện pháp như vậy.

    ....

    16.5.4. Trừ khi Điều lệ vận chuyển này quy định khác đi, trách nhiệm bồi thường của Chúng tôi chỉ giới hạn đối với các Thiệt hại thực tế được Hành khách chứng minh, và trong bất kỳ điều kiện nào, Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với: (i) bất kỳ tổn thất về lợi nhuận, thu nhập, hợp đồng, bán hàng, lãi suất  tiết kiệm, sự tín nhiệm và uy tín; và (ii) các tổn thất gián tiếp hoặc (iii) bất kỳ hình thức thiệt hại không thể xác định được để bồi thường.

    Nguồn : Điều lệ vận chuyển hành khách và hành lý của Vietnam Airlines

    Về "quy định khác" của pháp luật, thì thông tư 14/2015/TT-BGTVT nêu trên đã ghi rồi, tôi không cần nhắc lại nữa.

    Chào chị ntdieu,

    Bonni cũng đang rất đau đầu với Điều lệ vận chuyển của Vietnam Airlines và Vietjet Air đây. Có vẻ như yêu cầu bồi thường thiệt hại về lợi nhuận, thu nhập, hợp đồng, uy tín là không khả thi (chỉ còn thiệt hại về sức khoẻ là không bị Điều lệ chặn). Mong được chị ntdieu bật mí làm sao để có thể được bồi thường ở mức cao nhất đối với các thiệt hại nêu trên khi lý do chậm chuyến được hãng hàng không đưa ra là vì điều kiện thời tiết, sự cố kỹ thuật, tàu bay chưa về?:)

     
    Báo quản trị |  
  • #392708   17/07/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn bonnilinh hỏi khó tôi rồi.

    Tôi tham gia thảo luận ở chủ đề này với tư cách 1 hành khách giống như bạn thôi. Tôi cũng đã từng vài lần bị trễ chuyến bay, lần nhiều nhất là 6h

    Tuy nhiên tôi chưa có lúc nào nghĩ rằng sẽ kiện hãng hàng không để đòi bồi thường thiệt hại do chuyến bay chậm trễ cả. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng nếu ai cũng có thể kiện về việc trễ chuyến bay thì chắc Vietnam Airlines đã sập tiệm từ lâu lâu rồi, làm gì còn đến ngày nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #392712   17/07/2015

    Gửi chị ntdieu,

    Nếu chỉ vì lý do Điều lệ vận chuyển chối từ trách nhiệm đối với các thiệt hại về lợi nhuận, thu nhập, hợp đồng, uy tín trong mọi trường hợp đối với hành khách, thì chỉ không yêu cầu bồi thường được đối với Vietnam Airlines thôi, còn đối với Vietjet Air thì yêu cầu được, vì trong Điều lệ vận chuyển của họ 'thoáng' hơn và không có tuyên bố chối từ trách nhiệm giống Vietnam Airlines.

    Ít nhất là bản Điều lệ vận chuyển đó được đăng tải tại đây: http://www.vietjetair.com/Sites/Web/vi-VN/NewsDetail/dieu-le-van-chuyen/1626/dieu-le-van-chuyen--vietjetair còn bản chính thức thì bonni chưa tiếp cận được. Nhưng qua đó cảm thấy rằng Vietnam Airlines chơi không fair-play.:(

     
    Báo quản trị |  
  • #392720   17/07/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Sự việc này càng lúc càng thấy thú vị, vì có nhiều thông tin mới mà trước đây chưa từng được biết hoặc nghĩ tới

    Sau khi đọc kỹ văn bản của VietJet Air thì tôi chỉ còn lăn tăn một chút ở 2 chỗ này về phạm vi trách nhiệm của họ.

    Skip Navigation Links

    Thiệt hại” bao gồm tử vong hoặc thương tật của Hành khách, hoặc bất kỳ tổn thương về thể xác mà khách phải chịu, gây ra bởi tai nạn trên tàu bay hoặc trong bất kỳ quá trình lên hoặc xuống tàu bay. Thiệt hại cũng có nghĩa là sự hư hại, mất mát một phần hoặc hoàn bộ của Hành lý phát sinh trong quá trình vận chuyển bằng đường hàng không. Ngoài ra còn là thiệt hại gây ra bởi sự trì hoãn vận chuyển Hành khách hoặc Hành lý bằng đường hàng không. là các tổn thất về người như thương tích, tử vong và/hoặc các tổn thất một phần, toàn bộ đối với hàng hóa hoặc Hành lý và/hoặc bất kỳ tổn thất nào khác phát sinh/liên quan đến dịch vụ vận chuyển hoặc các dịch vụ khác do Chúng tôi cung cấp.
    ...

    => tôi hiểu rằng những gì bạn bonnilinh muốn đòi bồi thường thì có vẻ ko nằm trong định nghĩa này
    13.1. Các luật áp dụng

    ...

    Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với Hành khách xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng tàu bay, trừ trường hợp thiệt hại đó hoàn toàn do tình trạng sức khỏe của Hành khách gây ra. Trong trường hợp thiệt hại do Hành khách tự gây ra cho mình thì Chúng tôi có thể được miễn hoặc giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
     

    => được hiểu là thiệt hại không xảy trong quá trình vận chuyển bằng tàu bay xét cả về không gian và thời gian thì Vietjet Air không chịu trách nhiệm.

    Cái hợp đồng trong cuộc họp của bạn, người thân không kịp gặp mặt nằm ở không gian khác chứ không thuộc chuyến bay, cho nên tôi hiểu rằng không thuộc phạm vi trách nhiệm này.

     
    Báo quản trị |  
  • #392752   18/07/2015

    Chào chị ntdieu,

    Cho phép bonni quay lại một số vấn đề ở trang trước nhé. Như ta biết rằng, có 2 nội dung bồi thường là i) bồi thường ứng trước không hoàn lại (không cần biết có thiệt hại hay không) và ii) bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại có 2 trường hợp là bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
     
    Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì được bồi thường sức khoẻ (Điều 533 BLDS). Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì được bồi thường sức khoẻ, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi người gây thiệt hại có lỗi (Điều 604 BLDS). Ở đây chỉ xin được trao đổi về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
     
    Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:
    1. Phải có thiệt hại xảy ra.
    2. Phải có hành vi trái pháp luật.
    3. Phải có mối quan hệ nhân quả.
    4. Phải có lỗi của người gây thiệt hại.
     
    Trong các yếu tố trên thì yếu tố phải có hành vi trái pháp luật chưa được làm rõ. Theo Nghị quyết thì: "Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật."
     
    Như vậy đặt ra câu hỏi ở đây là hành vi để xảy ra chậm chuyến của hãng hàng không có phải là hành vi trái pháp luật hay không?
     
    Xin được trao đổi thêm để làm rõ chỗ này với anh chị!
     
    (P/S: Về hai đoạn trích trong Điều lệ vận chuyển của Vietjet Air của chị ntdieu, sau khi làm sáng tỏ vấn đề về có hay không có hành vi trái pháp luật ở đây, bonni sẽ có một hướng tiếp cận mới gửi đến chị) :)
     
     
    Báo quản trị |  
  • #392762   18/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    bonnilinh viết:

    Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

    1. Phải có thiệt hại xảy ra.
    2. Phải có hành vi trái pháp luật.
    3. Phải có mối quan hệ nhân quả.
    4. Phải có lỗi của người gây thiệt hại.
     
    Trong các yếu tố trên thì yếu tố phải có hành vi trái pháp luật chưa được làm rõ. Theo Nghị quyết thì: "Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật."
     
    Như vậy đặt ra câu hỏi ở đây là hành vi để xảy ra chậm chuyến của hãng hàng không có phải là hành vi trái pháp luật hay không?
     
    Xin được trao đổi thêm để làm rõ chỗ này với anh chị!
     
    (P/S: Về hai đoạn trích trong Điều lệ vận chuyển của Vietjet Air của chị ntdieu, sau khi làm sáng tỏ vấn đề về có hay không có hành vi trái pháp luật ở đây, bonni sẽ có một hướng tiếp cận mới gửi đến chị) :)
     

    Chào bạn bonnilinh.

    Qua ý kiến trao đổi của bạn với Chị Diệu thì tôi thấy trong 4 yếu tố để xác định việc bồi thường ngoài hợp đồng là:

    1. Phải có thiệt hại xảy ra.
    2. Phải có hành vi trái pháp luật.
    3. Phải có mối quan hệ nhân quả.
    4. Phải có lỗi của người gây thiệt hại.
    thì bạn chú ý nhiều đến khó khăn trong yếu tố 2 và 4 là hành vi sai trái của bên vi phạm. Tuy nhiên, khó khăn chính trong vụ kiện "đòi bồi thường" chính là 1 và 3. Lấy ví dụ việc trể máy bay làm bạn không ký được HĐ:
    -Bạn phải chứng minh là HĐ đó bạn không ký được và điều đó gây thiệt hại cho bạn x đồng. Chứng minh không dễ chút nào vì làm ăn không chắc sẽ lời và chắc sẽ lời bao nhiêu thì càng khó.
    - Bạn phải chứng minh là chính vì bạn đến trể mà đối tác không ký HĐ với bạn, chứ không phải là lý do khác (năng lực của cty bạn; giá cả bạn đưa ra; đối tác thay đổi hướng kinh doanh, hướng đầu tư; hoặc đơn giản họ đã chọn được đối tác khác từ trước khi bạn lên máy bay...)
    - Cuối cùng, bạn phải chứng minh là bạn đã liên lạc với đối tác thông báo việc đến trể, nhưng đối tác không đồng ý (bạn có nghĩa vụ khắc phục, ngăn chặn thiệt hại . . .).
    Tóm lại, rất khó khăn! Rút kinh nghiệm: bắt chước bầu Đức mua luôn máy bay riêng cho chắc ăn như vậy sẽ hạn chế được việc bị trể.
     
    Báo quản trị |  
  • #392756   18/07/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào bạn bonnilinh,

    Để xác định xem việc hãng hàng không để chuyến bay bị trễ có phải là hành vi trái pháp luật hay không, tôi nghĩ rằng tốt nhất là tham khảo luật hàng không dân dụng.

    Điều 145 luật HKDD đã được sửa đổi năm 2014 có ghi

    5. Trong trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận chuyển hoặc chuyến bay bị huỷ hoặc chuyến bay bị chậm kéo dài mà không được người vận chuyển thông báo trước thì người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này và phải trả một khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách. Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm dân sự của người vận chuyển thì khoản tiền này được trừ vào khoản tiền bồi thường.

    Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về thời gian người vận chuyển phải thông báo trước, thời gian chuyến bay bị chậm kéo dài và khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chất lượng dịch vụ cho hành khách tại cảng hàng không, sân bay.

    Theo tôi hiểu từ đoạn trích nêu trên thì hãng hàng không được phép để xảy ra trễ chuyến bay, nếu trễ ít thì coi như "xí xóa", nếu trễ kéo dài thì hãng có trách nhiệm bồi thường.

    Nói cách khác thì việc để chậm chuyến bay đã được quy định rõ trong luật, cho nên đây không phải là hành vi trái pháp luật. Trách nhiệm bồi thường của hãng hàng không cũng đã được quy định trong luật rồi, không thể đòi bồi thường thêm các khoản khác được nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #392799   18/07/2015

    Chào anh hungmaiusa và chị ntdieu,

    Trong 4 yếu tố trên thì yếu tố nào cũng là điều kiện cần để phát sinh trách nhiệm bồi thường, nhưng ở đây ta đặc biệt chú ý đến yếu tố thứ hai – phải có hành vi trái pháp luật, bởi vì đây là yếu tố do luật pháp chi phối chứ không phải do con người gây ra, theo đó dù cho một người có lỗi rõ ràng và gây thiệt hại rõ ràng, nhưng vì hành vi gây thiệt hại đó không trái với các quy định của pháp luật thì người bị thiệt hại cũng không được bồi thường.

    Chị ntdieu lấy Điều 145 Luật Hàng không dân dụng để cho thấy rằng hành vi để xảy ra chậm chuyến của hãng hàng không là hành vi 'bình thường' theo luật. Nhưng tôi cho rằng thực ra không cần lấy Luật Hàng không dân dụng để dẫn chứng cho điều đó mà chỉ cần không tìm được điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật nào nói rằng hành vi để xảy ra chậm chuyến của hãng hàng không thuộc Các hành vi bị cấm, Các hành vi không được phép, Các hành vi trái pháp luật v.v... thì tức là không có căn cứ để nói rằng hành vi đó là hành vi trái pháp luật.

    Tóm lại để xác định một hành vi trái pháp luật ta phải chỉ ra được nó trái với quy định nào của pháp luật, và đến nay tôi cũng như anh chị chưa tìm thấy quy định nào của pháp luật nói hành vi để xảy ra chậm chuyến của hãng hàng không là hành vi trái pháp luật, vì vậy coi như chào thua Vietnam Airlines từ đây.:)

     
    Báo quản trị |  
  • #392838   19/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    bonnilinh viết:

     vì vậy coi như chào thua Vietnam Airlines từ đây.:)

    Bạn thật là dũng cảm khi tuyên bố như trên, vì tôi chào thua Vietnam Airlines từ lâu.

    Nhiều vụ mất hành lý với số tiền trị giá rất lớn nhưng chỉ được "bồi thường" cho có vì thiếu chứng cứ chứng minh thiệt hại dù chứng cứ về lỗi rõ ràng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #392905   19/07/2015

    hungmaiusa viết:

    bonnilinh viết:

    vì vậy coi như chào thua Vietnam Airlines từ đây.:)

    Bạn thật là dũng cảm khi tuyên bố như trên, vì tôi chào thua Vietnam Airlines từ lâu.

    Nhiều vụ mất hành lý với số tiền trị giá rất lớn nhưng chỉ được "bồi thường" cho có vì thiếu chứng cứ chứng minh thiệt hại dù chứng cứ về lỗi rõ ràng.

    Chào anh hungmaiusa,

    Chậm chuyến có đôi chút khác so với mất hành lý, nếu như chậm chuyến ta chưa tìm được căn cứ pháp luật xem đây là hành vi trái pháp luật, thì mất hành lý có thể do bị trộm cắp tài sản, đây là hành vi trái pháp luật và thậm chí là vi phạm pháp luật. Do đó theo tôi, có thể kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (còn bồi thường thiệt hại theo hợp đồng vận chuyển thì có barem của nó rồi, k đòi hơn được :(). Anh có đồng ý với nhận xét trên k?

     
    Báo quản trị |  
  • #392945   20/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    bonnilinh viết:

    Chào anh hungmaiusa,

    Chậm chuyến có đôi chút khác so với mất hành lý, nếu như chậm chuyến ta chưa tìm được căn cứ pháp luật xem đây là hành vi trái pháp luật, thì mất hành lý có thể do bị trộm cắp tài sản, đây là hành vi trái pháp luật và thậm chí là vi phạm pháp luật. Do đó theo tôi, có thể kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (còn bồi thường thiệt hại theo hợp đồng vận chuyển thì có barem của nó rồi, k đòi hơn được :(). Anh có đồng ý với nhận xét trên k?

    Đồng ý. 

    Để tự an ủi thì bạn tham khảo: http://baophapluat.vn/dien-dan/da-nang-khach-hang-buc-xuc-vi-bi-hang-hang-khong-jetstar-pacific-bo-roi-225175.html

     
    Báo quản trị |  
  • #392949   20/07/2015

    hungmaiusa viết:

    Chào anh hungmaiusa,

    K chỉ hàng không giá rẻ Jetstar mà ngay đến cả Vietnam Airlines cũng delay chuyến như cơm bữa. Trong bài báo trên, hành khách bị chậm chuyến từ 11h đến 17h mà vẫn chưa được đi thì có quyền đề nghị thu xếp chỗ nghỉ, trừ 3 trường hợp chậm chuyến do điều kiện thời tiết, lý do an ninh, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bonni nghĩ chủ yếu là chậm do dồn chuyến (cũng giống như xe buýt khi ít khách thì chạy lòng vòng, nhưng máy bay không chạy lòng vòng được thì cố tình chậm chuyến để đợi khách nhằm tăng doanh thu) :p

     
    Báo quản trị |