Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có chức năng gì?

Chủ đề   RSS   
  • #615823 30/08/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 19274
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 412 lần


    Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có chức năng gì?

    Cùng tìm hiểu qua chức năng, thành phần thành viên và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia qua bài viết dưới đây nhé!

    (1) Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có chức năng gì?

    Theo quy định tại Điều 39 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có 10 chức năng sau: 

    - Xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Thẩm phán theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

    + Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

    + Trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân, bổ nhiệm lại Thẩm phán Tòa án nhân dân.

    - Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

    + Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

    + Trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân.

    - Ban hành Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán.

    - Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm phán.

    - Xem xét kiến nghị liên quan đến bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Thẩm phán theo quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.

    - Bảo vệ Thẩm phán theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chế độ bảo vệ Thẩm phán.

    - Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện chính sách đối với Thẩm phán khi bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng vì lý do công vụ.

    - Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chế độ, chính sách cho Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác của Tòa án.

    - Giám sát việc phân bổ biên chế, kinh phí, nguồn lực cho các Tòa án nhân dân.

    - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

    Có thể thấy, các chức năng này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong công tác tuyển chọn và giám sát Thẩm phán, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử mà còn bảo vệ quyền lợi của Thẩm phán và đảm bảo sự công bằng trong hệ thống tư pháp.

    (2) Thành viên trong Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm những ai?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, thành phần Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm có Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng, được quy định cụ thể như sau:

    - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng;

    - 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công luân phiên theo nhiệm kỳ 01 năm 01 lần;

    - Chánh án Tòa án quân sự trung ương;

    - Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;

    - 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.

    Theo đó, danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 40 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Việc quy định rõ ràng thành phần của Hội đồng không chỉ đảm bảo tính chuyên môn mà còn tạo sự đa dạng trong việc giám sát và tuyển chọn Thẩm phán, góp phần nâng cao chất lượng và tính minh bạch trong hệ thống tư pháp. 

    (3) Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia thế nào?

    Theo quy định tại Điều 41 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 20244, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia hoạt động theo nguyên tắc sau đây:

    - Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

    - Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia họp định kỳ và đột xuất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 39 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng.

    - Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia sử dụng con dấu của Tòa án nhân dân tối cao.

    Như vậy, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia hoạt động theo nguyên tắc tập thể, độc lập và khách quan. Việc quyết định theo đa số và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm đảm bảo tính dân chủ và hiệu quả trong công tác tuyển chọn, giám sát thẩm phán.

    Hội đồng có quyền đề xuất và ban hành quy chế hoạt động của mình, đồng thời sử dụng con dấu của Tòa án nhân dân tối cao để chứng thực các quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ.

     
    80 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận