Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và “Nghệ sĩ nhân dân”

Chủ đề   RSS   
  • #612658 11/06/2024

    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 2017
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và “Nghệ sĩ nhân dân”

    Ngày 06/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”. Trong đó, quy định về Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và “Nghệ sĩ nhân dân” được thực hiện qua hai bước, cụ thể:

    1. Bước 1 là Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật

    Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 61/2024/NĐ-CP, Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật được quy định như sau:

    -Về lượng thành viên Hội đồng: Từ 11 đến 15 thành viên.

    - Về thành phần Hội đồng:

    + Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

    + Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về hoạt động văn hóa, nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

    + Các thành viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Vụ Văn hóa văn nghệ thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, đại diện lãnh đạo các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương; chuyên gia về chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân; Nghệ sĩ ưu tú.

    - Về nguyên tắc làm việc của Hội đồng:

    + Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc “Nghệ sĩ ưu tú” không tham gia Hội đồng;

    + Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín;

    + Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;

    + Hội đồng xem xét về hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng của Hội đồng cấp bộ hoặc Hội đồng cấp tỉnh; đánh giá về uy tín, chuyên môn, tầm ảnh hưởng của từng cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc “Nghệ sĩ ưu tú” theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định 61/2024/NĐ-CP;

    + Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước chỉ xét hồ sơ do Hội đồng cấp bộ hoặc Hội đồng cấp tỉnh trình theo trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định tại Điều 13 và Điều 15 Nghị định 61/2024/NĐ-CP.

    - Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    - Cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng.

    - Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.

    2. Bước 2 là Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

    Theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 61/2024/NĐ-CP, Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định như sau:

    - Về số lượng thành viên Hội đồng: Từ 17 đến 21 thành viên.

    - Về thành phần Hội đồng:

    + Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

    + Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện Bộ Nội vụ (Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương);

    + Các thành viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan đến công tác xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; chuyên gia về các chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân.

    - Về nguyên tắc làm việc của Hội đồng:

    + Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc “Nghệ sĩ ưu tú” không tham gia Hội đồng;

    + Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín;

    + Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;

    + Hội đồng xem xét về hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước; đánh giá về uy tín, chuyên môn, tầm ảnh hưởng của từng cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc “Nghệ sĩ ưu tú” theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định 61/2024/NĐ-CP;

    + Hội đồng cấp Nhà nước chỉ xét hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước trình theo trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định tại Điều 13 và khoản 1 Điều 16 Nghị định 61/2024/NĐ-CP.

    - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng.

    - Hội đồng cấp Nhà nước sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    - Hội đồng có Tổ thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.

    Như vậy, Hội đồng cấp Nhà nước về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và “Nghệ sĩ nhân dân” được quy định tại Điều 12 Nghị định 61/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 22/7/2024.

     
    12 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận