Học viên tập lái không nhường đường cho xe ưu tiên, GV dạy thực hành có bị xử phạt?

Chủ đề   RSS   
  • #605754 30/09/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Học viên tập lái không nhường đường cho xe ưu tiên, GV dạy thực hành có bị xử phạt?

    Vừa qua, giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo lái xe khai nhận, bản thân có nghe tín hiệu còi đèn ưu tiên từ lực lượng CSGT, nhưng nghĩ sắp đến đoạn rẽ trái phía trước nên đã không nhắc nhở học viên nhường đường cho xe ưu tiên. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật, nếu có thì mức xử phạt như thế nào?

    Ngày 24/9/2023, tại Km 10 Quốc lộ 2 (thuộc xã Thái Long, TP. Tuyên Quang), lực lượng CSGT thuộc Cục CSGT và Phòng CSGT Công an tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện nhiệm vụ dẫn đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước thì phát hiện xe tập lái (ô tô tải) mang BKS: 22C-089.0x ở phía trước nên đã ra tín hiệu thông báo nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.

    Tuy nhiên, sau khi liên tục phát đi tín hiệu ưu tiên và thông báo bằng loa yêu cầu nhường đường, chủ phương tiện trên vẫn tiếp tục cho xe di chuyển và không nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.

    Không nhắc nhở học viên nhường đường cho xe ưu tiên, GV dạy thực hành có vi phạm Luật GTĐB?

    Căn cứ khoản 8 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định đào tạo, sát hạch lái xe như sau:

    Giáo viên dạy thực hành để học viên thực hành lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm đó.

    Trong khi đó, tại điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định  phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

    Ngoài việc bị phạt tiền, còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    Như vậy, hành vi không nhắc nhở của giáo viên dạy thực hành để học viên thực hành lái xe không nhường đường cho xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ có thể bị phạt tiền lên đến 08 triệu đồng và có thể bị tước quyền sử dụng GPLX đến 04 tháng.

    Tham khảo: Theo đó, Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về việc người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

    Bên cạnh đó, người ngồi trên xe tập lái cần đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

    Tiêu chuẩn của giáo viên

    (1) Tiêu chuẩn chung:

    Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;

    (2) Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên, giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên;

    (3) Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

    - Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;

    - Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;

    - Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

    Điều kiện đối với người học lái xe

    Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT.

    - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

    - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

    - Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

    + Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

    + Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

    + Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

    + Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

    + Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính

    - Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

     
    602 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (09/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận