Học sinh tiểu học có bắt buộc học 2 buổi trong ngày không?

Chủ đề   RSS   
  • #612049 28/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (929)
    Số điểm: 15784
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 309 lần
    SMod

    Học sinh tiểu học có bắt buộc học 2 buổi trong ngày không?

    Việc giáo dục học sinh tiểu học phải đảm bảo thời lượng học của các em đáp ứng thể chất và tinh thần đúng tuổi. Vậy học sinh tiểu học có bắt buộc phải học 2 buổi trong ngày không?

    Học sinh tiểu học có bắt buộc học hai buổi trong ngày không?

    Theo Mục 1.1 Điều 1 chương trình tổng thể của Phụ lục Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung và thời lượng giáo dục của học sinh tiểu học như sau:

    - Nội dung giáo dục:

    + Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.

    + Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).

    - Thời lượng giáo dục:

    Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Theo đó, tại Công văn 4088/BGDĐT-GDTH năm 2022 Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học có hướng dẫn:

    Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.

    Như vậy, hiện nay học sinh tiểu học phải được học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.

    Xem đầy đủ nội dung chương trình tổng thể của Phụ lục Thông tư 32/2018/TT-BGDĐThttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/1.%20CT_%20Tong%20the.doc

    Định mức giáo viên trong trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày

    Theo Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định vị trí việc làm giáo viên tiểu học như sau:

    - Trường tiểu học được bố trí tối đa 1,5 giáo viên/lớp đối với lớp học 2 buổi/ngày, bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp đối với lớp học 01 buổi/ngày;

    - Trường tiểu học sau khi tính số lượng học sinh/lớp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hoặc theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, nếu còn dư số lượng học sinh thì cứ 12 học sinh đối với trường thuộc vùng 1 hoặc 15 học sinh đối với trường thuộc vùng 2 hoặc 17 học sinh đối với trường thuộc vùng 3 được bố trí thêm 01 giáo viên;

    - Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường tiểu học được bố trí 01 giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

    Như vậy, trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày sẽ được tối đa 1,5 giáo viên/lớp.

    Quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên

    Theo Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau:

    - Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

    - Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

    - Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại.

    Trong đó, số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

    - Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

    - Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

    - Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

    - Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động.

    Lưu ý: Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.

    Cách tính định mức:

    - Căn cứ quy định chia vùng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định các đơn vị cấp xã theo từng vùng làm căn cứ để tính định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông. 

    - Đối với những trường hợp đặc biệt mà phải bố trí số lượng học sinh/lớp thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình quân theo vùng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định định mức số lượng học sinh/lớp phù hợp với thực tế.

    Như vậy, định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được chia theo từng vùng, từ Vùng 1 đến Vùng 3.

     
    1519 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (03/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận