Học sinh rủ rê đua xe trong dịp nghỉ hè bị phạt tiền bao nhiêu?

Chủ đề   RSS   
  • #613774 06/07/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 105 lần


    Học sinh rủ rê đua xe trong dịp nghỉ hè bị phạt tiền bao nhiêu?

    Mùa hè là thời điểm học sinh được nghỉ ngơi sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp học sinh lợi dụng thời gian này để tham gia vào các hoạt động không lành mạnh, điển hình là việc đua xe trái phép.

    Vậy học sinh rủ rê đua xe trong dịp nghỉ hè bị phạt tiền bao nhiêu?

    Đua xe trái phép không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người tham gia mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông và trật tự xã hội.

    Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 6 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

    Bên cạnh đó, theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực vào ngày 01/01/2025 cũng đã đề cập việc tổ chức đua xe, đua xe, xúi giục, giúp sức, cổ vũ đua xe trái phép; điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ lạng lách, đánh võng, rú ga (nẹt pô) liên tục là hành vi bị nghiêm cấm. 

    Chính vì vậy, học sinh rủ rê đua xe trong dịp nghỉ hè là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

    (1) Học sinh rủ rê đua xe trong dịp nghỉ hè bị phạt tiền bao nhiêu?

    Xử phạt hành chính:

    Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người có hành vi vi đua xe, cổ vũ đua xe sẽ bị xử phạt như sau:

    - Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    + Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.

    + Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

    - Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.

    - Phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.

    Bên cạnh việc bị phạt tiền, người có hành vi đua xe, cổ vũ đua xe trái phép sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo khoản 4 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

    - Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi).

    - Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 34 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 - 05 tháng và tịch thu phương tiện.

    Bên cạnh đó, trong trường hợp học sinh chưa đủ 18 tuổi, chưa có giấy phép lái xe nhưng đã sử dụng xe từ 50cm3 trở lên để thực hiện hành vi đua xe trái phép còn có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: 

    - Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

    -  Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên.

    Nguyên tắc xử phạt khi học sinh đua xe, cổ vũ đua xe chưa đủ 18 tuổi:

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt như sau:

    - Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

    - Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

    - Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. 

    + Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.

    Như vậy, khi học sinh đua xe, cổ vũ đua xe từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ bị phạt tiền và mức phạt tiền bằng 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.

    (2) Học sinh tham gia cá cược khi đua xe có bị phạt tù không?

    Theo điểm e khoản 2 Điều 266 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 78 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50 - 150 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03  -  10 năm đối với hành vi tham gia cá cược khi đua xe trái phép.

    Như vậy, tham gia cá cược khi đua xe có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù từ 03 - 10 năm.

    + Đối với tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 

    + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (trong đó có tội đua xe trái phép theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự năm 2015)

    Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

    Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

    - Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

    - Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

    - Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự 

    - Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

    - Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

    Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

    - Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

    - Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

    Tóm lại, đua xe, cổ vũ đua xe đều là hành vi vi phạm pháp luật. Học sinh rủ rê đua xe trong dịp nghỉ hè có thể bị xử phạt 500 nghìn - 01 triệu đồng.

    Học sinh không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.

    Trong trường hợp tham gia cá cược khi đua xe, học sinh có thể bị phạt tù từ 03 - 10 năm tù. Tùy vào  tính chất, mức độ, hành vi và tình tiết giảm nhẹ mà mức xử phạt sẽ khác nhau.

     
    122 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (04/09/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận