Học sinh ngồi nhầm lớp

Chủ đề   RSS   
  • #530441 06/10/2019

    Học sinh ngồi nhầm lớp

    Bản tin thời sự 18 giờ, ngày 06/9/2019 hệ 1 của Đài Tiếng nói Việt Nam thông tin: Một HS 12 tuổi, học lớp 4 ở trường Tiểu học Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, không biết đọc, viết rất chậm (mặc dù đã lưu ban 2 năm) mà nguyên nhân từ căn bệnh thành tích. Nghe thật xót!. Nhưng thầy Hiệu trưởng trường lại không biết, cho rằng phải rà soát lại kết quả học tập của em ở các lớp trước. Nếu giáo viên phụ trách nào làm sai sẽ bị kỷ luật.

     Thầy Hiệu trưởng nói đúng. Nhưng nếu không chú trọng thành tích: trường nhiểu năm liền đã  đạt trường tiên tiến, thì đâu có hiện tượng đau lòng trên! Giờ lại quy trách nhiệm cho giáo viên dạy.

    Nơi tôi ở cũng có hiện tượng trên. Ban Giám hiệu đề ra chỉ tiêu thực hiện: Ví dụ về học lực toàn trường: Giỏi 10%, khá 35%, TB ít nhất 51%, Yếu-kém <,= 4% và buộc các giáo viên bộ môn phải thực hiện theo chỉ tiêu đó. Nếu không cuối năm, không đạt lao động tiên tiến, bị xem không đủ năng lực mặc dù giáo viên đó có tinh thần trách nhiệm. Đã có giáo viên lên tiếng phân tích tác hại và không đồng tình nhưng chẳng ai nghe. Hiện tượng này xảy ra trong nhiều thời Hiệu trưởng. Vậy nên HS sinh lười học mà vẫn lên lớp, rất khó dạy! Hiện tượng này dường như được mặc định ngầm trong khắp các trường học.

    Vậy xin thưa, phải làm thế nào để giáo viên được tôn trọng, được  trung thực, khách quan trong việc đánh giá xếp loại HS; đồng thời giúp HS biết tự giác, biết lo mà học; cũng đồng thời tránh cho thế hệ sau không tụt hậu so với thế hệ cha anh.

    Trân trọng cảm ơn.

    (xin đươc không nêu tên)

     
    1940 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn datbinhtants vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531769   29/10/2019

    Thực tiễn mà bạn đưa ra mình nghĩ một phần cũng vì lý do các giáo viên muốn đạt danh hiệu lao động tiên tiến, đồng ý là đặt ra chỉ tiêu để nhằm đạt hoặc hơn chỉ tiêu và với mục đích để giáo viên có trách nhiệm trong việc giảng dạy các mầm non tương lai của đất nước, nhưng đồng thời cũng dẫn đến tình trạng chạy đua thành tích.

     
    Báo quản trị |  
  • #547484   30/05/2020

    Việc giáo dục dạy dỗ ngay từ bước đầu luôn rất quan trọng đối với trẻ em vì đây là những kiến thức đầu đời của các em. Giáo viên hay những người liên quan đừng nên vì thành tích, lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến tương lai của các em.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #551130   01/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Bây giờ giáo viên cứ chạy đua thành tích làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các em học sinh. Việc đặt ra những danh hiệu, thi đua, rồi đánh giá, xếp loại một phần cũng giúp giáo viên cố gắng nhưng lại chính là áp lực nặng nề đối với thầy cô.

     
    Báo quản trị |  
  • #553553   30/07/2020

    Nguyên nhân học sinh ngồi nhầm lớp xuất phát từ căn bệnh chạy đua thành tích, trong lớp phải có nhiêu đó học sinh đạt học sinh tiên tiến thì trường mới được xếp hạng trường tiên tiến. Rồi nay các em bị hỏng kiến thức, học hành không tốt mà vẫn được lên lớp, không được nhắc nhở giáo dục cẩn thận thì tương lai các em rồi sẽ về đâu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553695   31/07/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Vấn đề trên xuất phát từ áp lực thành tích của các nội dung khác nhau. Địa phương phải đảm bảo các em phải đi học, phải biết chữ, 100% phổ cập giáo dục tiểu học. Nhà trường còn thi đua thành tích thông qua số liệu của các học sinh. Vẫn đề này đặt ra câu hỏi liệu có nên giữ lại các cuộc thi đua, khen thưởng vô bổ mang tính hình thức trong lĩnh vực giáo dục nữa không.

     
    Báo quản trị |  
  • #569762   31/03/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Vấn nạn này không phải chuyện hiếm thấy, vì chạy đua thành tích giữa các giáo viên/các lớp/các trường mà bỏ qua, phớt lờ những học sinh yếu, kém. Thầy cô cố gắng tìm mọi cách để học sinh đủ điểm để lên lớp thậm chí là đạt thành tích cao hơn thực lực của học sinh dẫn đến tình trạng học sinh ngày càng hỏng kiến thức, ngày càng học yếu.

     

     
    Báo quản trị |