Học Luật mà nói vậy đó hả…?

Chủ đề   RSS   
  • #454557 25/05/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Học Luật mà nói vậy đó hả…?

    Hồi Shin học năm 2, năm 3 gì rồi, đến giờ thi thoảng cũng vậy, đôi lúc cứ quen miệng nói như bình thường rồi cứ bị thầy cô, bạn bè nhắc nhở “Học Luật mà nói vậy đó hả…?”

    Để Shin kể vài cái, rồi mấy bạn xem thử mình từng bị nói như vậy chưa, và phải nói như thế nào cho đúng nha (cũng từ mấy cái này, mà Shin học được nhiều thứ lắm, nên Shin nghĩ các bạn cũng sẽ được như vậy):

    1. “Để mai mình đi công chứng sơ yếu lý lịch để bổ sung vào hồ sơ xin việc”

    Học Luật mà nói vậy đó hả? @@ Phải nói rằng “Để mai mình đi chứng thực sơ yếu lý lịch để bổ sung vào hồ sơ xin việc” mới đúng, bởi chả ai có thể xác nhận được lý lịch của người khai có đúng hay không mà người ta chỉ xác nhận chữ ký tại sơ yếu lý lịch đó có đúng là của người khai hay không.

    2. Một lần đứa bạn mình đi xe lỡ vượt đèn đỏ, bị phạt, về kể lại, mình bảo rằng “Tại đi xe tay ga nên phạt nặng hơn xe số đó!”

    Học Luật mà nói vậy đó hả? @@ Liên quan gì? Hai loại xe đó khác gì nhau trong khung xử phạt vi phạm giao thông đường bộ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP? Cũng đều là xe mô tô, xe gắn máy đó thôi.

    3. Thấy cặp kia vừa tổ chức đám cưới xong, mình bảo “Vậy là từ nay họ đã trở thành vợ chồng rồi!”

    Học Luật mà nói vậy đó hả? @@ Chưa đăng ký kết hôn thì sao gọi là vợ chồng được? Đọc Luật hôn nhân gia đình 2014 đi.

    4. Tham gia phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự, thấy bên bị đơn được anh A bào chữa hay quá, mình la lên “Luật sư A bào chữa hay quá!”

    Học Luật mà nói vậy đó hả? @@ Luật sư hay bào chữa chỉ dùng trong tố tụng hình sự, trong tố tụng dân sự, phải gọi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bởi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể là luật sư hoặc không, đồng thời, thay vì dùng từ “bào chữa” phải dùng từ “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”, cứ đọc Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sẽ rõ.

    5. Đứa bạn mới lấy xe từ trong hãng ra, mình í ới bảo nó “Mày có xe mới rồi, rửa đi”

    Học Luật mà nói vậy đó hả? @@ Tao đã đăng ký xe máy đâu mà bảo là của tao? Nó chỉ trở thành của tao khi tao đã làm xong các thủ tục và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe thôi. Xem Bộ luật dân sự 2015 đi.

     
    39811 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #479015   18/12/2017

    Bạn học luật vì mục đích mà luật đạt đến chứ không phải vì nó là luật! Đừng để ý đến cái vỏ mà quên đi cái nhân ở bên trong. Đây là điều tôi được học hỏi từ các mentor trước đây và cho đến hiện tại. Ngay trong cách đặt cái topic này đã thể hiện sự chú trọng về hình thức mà không chú ý vào nội dung. Mà để góp vào cái topic thiếu muối này tôi có câu này mong các bạn sinh viên chú ý: Khi các bạn viết các cam đoan, bảo đảm thường hay thấy câu "nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật". Tôi mong không còn thấy bạn sinh viên nào viết những câu như vậy nữa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #479678   24/12/2017

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Hồi xưa hay có cái tật nói leo, giảng viên đứng trên bục giảng mà giảng cái gì sơ hở một tí là đớp lên ngay, cả lớp lẫn giảng viên phải phì cười. Nhưng cũng có những giảng viên không thích vấn đề nói leo. Và một lần gặp giảng viên dạy môn Tố tụng dân sự, vẫn bản tính cũ mà mình nói leo lên, và thế là cô giảng viên bắt mình đứng dậy, phân tích từ trong ra ngoài tất cả nội dung những gì mình nói và dặn mình. Sinh viên luật dùng từ phải chính xác, kể cả nói leo! Và giờ mình đỡ hơn rồi!

     
    Báo quản trị |  
  • #480561   30/12/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình cũng muốn bổ sung thêm, cái này là cái phổ biến luôn nè:

    A: Hôm nay, mầy biết thầy X dạy trường mình không? Lúc trước thầy làm kiểm soát viên đó.

    B: Học luật mà nói vậy hả? Phải là Kiểm sát viên chứ không phải kiểm soát viên biết chưa?

     
    Báo quản trị |  
  • #481276   05/01/2018

    Cái topic của bạn mình thấy thực hài hước, không ai quy định học cái này là phải ăn nói như thế này thế kia cả, chả nhẽ học luật có cách đi đứng, ăn uống, chơi bời riêng? Khi ở cơ quan, thì mọi người phải theo quy định công ty, còn ra đường thì ai cũng như ai, tại sao lại nhìn vào chuyên môn của người khác để bắt những lỗi vặt vảnh như thế. Sống đơn giản một chút có phải là đỡ nhứt đầu hơn không.(Comment của mình chỉ dựa trên nội dung bối cảnh mà bạn đặt ra, không hề có ý chê trách hay phê phán bất kì ai).

    Cập nhật bởi ThyThy2901 ngày 06/01/2018 01:06:22 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #485414   24/02/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Lĩnh vực nào cũng vậy thôi chỉ có người trong ngành mới hiểu được bản chất của nó. Học luật là vậy nói gì cũng có cơ sở, bằng chứng nhưng nói một cách khác dân luật cứ phải nói theo những quy định của pháp luật thì thật quá cứng nhắc. Bài viết trên phản ánh rõ về điều này nhưng đó không phải là một việc thiếu hiểu biết bởi vì đó là một việc bình thường mà dân luật ai cũng mắc phải. Sai để sửa, để mọi người xung quanh góp ý cho bản thân hoàn thiện bản thân hơn.

     

     

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #486089   01/03/2018

    Lilynguyen1608 viết:

    Cảm ơn bài viết của bạn. Lĩnh vực nào cũng vậy thôi chỉ có người trong ngành mới hiểu được bản chất của nó. Học luật là vậy nói gì cũng có cơ sở, bằng chứng nhưng nói một cách khác dân luật cứ phải nói theo những quy định của pháp luật thì thật quá cứng nhắc. Bài viết trên phản ánh rõ về điều này nhưng đó không phải là một việc thiếu hiểu biết bởi vì đó là một việc bình thường mà dân luật ai cũng mắc phải. Sai để sửa, để mọi người xung quanh góp ý cho bản thân hoàn thiện bản thân hơn.

     

     

    Tôi thì có quan điểm khác bạn và hơi gay gắt một chút. Tôi thấy bạn đang rơi vào bẫy của tư duy có tên là mâu thuẫn: ở trên bạn khẳng định là quá cứng nhắc nhưng ở dưới bạn lại nói rằng sai để sửa? Mỗi thứ ngôn ngữ dù chuyên ngành hay không đều phải phù hợp với hoàn cảnh của nó. Nhưng quan trọng là tư duy pháp lý thì phải luôn có. Điều này thì tôi lại thấy sinh viên luật giờ vừa yếu, vừa thiếu và thậm chí cả đa số bạn luật sư tập sự cũng vậy luôn. Bạn có thể dùng thuật ngữ luật chuẩn nhưng thiếu tư duy pháp lý thì còn tệ hơn là có tư duy pháp lý nhưng thuật ngữ chưa chuẩn. Bởi cái gốc là tư duy pháp lý mà có thì việc sử dụng thuật ngữ chỉ là vấn đề thời gian và rèn luyện, làm nhiều khắc quen. Topic này do đó, không cần thiết vì nó thiên nhiều về hình thức mà không có nội dung. Xin lỗi vì tôi nói quá thẳng mà không có EQ vì dù sao cũng chỉ là trao đổi qua những ký tự điện tử, không có đối diện và gặp nhau :) 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Huy_lawyer vì bài viết hữu ích
    ntdieu (01/03/2018)
  • #486137   02/03/2018

    Hihi, cái trường hợp số 5 hay quá đi nè. Bữa mua cái xe mà gặp trăm người thì trăm người cứ bắt rửa xe đi trong khi xe đứng tên bố mẹ chứ không phải mình. Mà học luật cũng mệt mỏi lắm, cái gì cũng phải làm theo luật luật luật. Hở cái vi phạm là toi bị người ta bắt lỗi liền. 

     
    Báo quản trị |  
  • #495634   30/06/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Chính xác luôn, thật ra lúc còn sinh viên Luật mình hay nhầm chứng chực và công chứng, đến lúc học Luật công chứng mới biết được bản chất của nó. Rất nhiều người nhầm lẫn những cái này lắm, và có khi họ nghĩ tất cả đều giống nhau nói sao cũng được.

     
    Báo quản trị |  
  • #497546   22/07/2018

    câu chuyện chung của người học luật. mình còn thường bị ba la bảo học luật phải từ tốn, ít nói, nói chuyện chắc chắn chứ không được nói nhiều, không có chính kiến như mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #500014   18/08/2018

    Nhớ lúc học năm nhất tôi có lần tham gia phiên Tòa hôn nhân gia đình ở Thành phố liên quan đến việc giải quyết tài sản khi ly hôn của 2 vợ chồng nọ. Vị thẩm phán suốt cả buổi xét xử toàn dùng từ ly dị thay cho từ ly hôn. Về mặt ngữ nghĩa thì 2 từ này là một nhưng trong luật hôn nhân và gia đình không có sự xuất hiện của từ ly dị mà vị Thẩm phán này cứ dùng suốt thay cho từ ly hôn!!

     
    Báo quản trị |  
  • #507121   10/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Nếu học luật mà trong những tình huống trên trả lời như vậy thì đáng để người ta nói như vậy, không oan ức chút nào. Những thuật ngữ căn bản, nền tảng mà nếu có sự tập trung thì sẽ khó có sai sót và nhầm lẫn như vậy được.

     
    Báo quản trị |