Hoạt động của Công đoàn có hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của người lao động không?

Chủ đề   RSS   
  • #419815 26/03/2016

    nguyenquocbao2795

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    Hoạt động của Công đoàn có hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của người lao động không?

    Tổ chức đại diện tập thể người lao động- tổ chức Công đoàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, đồng thời cân bằng phần nào địa vị của người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động.
     
    Tuy vậy, cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của Công đoàn hiện nay theo pháp luật lao động liệu có thể bảo đảm Công đoàn có thể gánh vác được một trách nhiệm lớn như vậy hay không? 
     
    Thứ nhất, cơ cấu hoạt động của Công đoàn cần là vấn đề cần được xem xét đầu tiên. Theo quy định của pháp luật hiện hành, kinh phí hoạt động của Công đoàn do chính người sử dụng lao động chi trả. Hơn nữa, lương của những người điều hành Công đoàn cũng do chính người sử dụng lao động chi trả,
     
    Nói một cách khác, Công đoàn có một sự phụ thuộc hoàn toàn về mặt tài chính với người sử dụng lao động. Thực tế hiện nay, sự phụ thuộc về mặt tài chính sẽ dẫn đến sự mất cân bằng về địa vị giữa các bên. Đơn cử nhiều trường hợp tiếng nói của Công đoàn tỏ ra khá yếu ớt và mang đậm tính hình thức, đặc biệt là trong những trường hợp có sự mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
     
    Theo quy định của tổ chức lao động thế giới (ILO) thì một trong những yếu tố tiêu quyết cần được đặt lên hàng đầu đó chính là sự độc lập về mặt tài chính giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi đó, tổ chức đại diện tập thể người lao động sẽ do người lao động tự lập nên và hoạt động độc lập với người sử dụng lao động (Công ước số 98 của ILO về quyền được thành lập và thương lượng tập thể)
     
    Thứ hai, cơ cấu tổ chức của Công đoàn cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Theo khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn 2012 thì chỉ có NLĐ là người Việt Nam mới có quyền gia nhập, thành lập và hoạt động công đoàn. Điều này đồng nghĩa với việc người nước ngoài hoặc người không quốc tịch làm việc tại Việt Nam thì không được quyền gia nhâp, thành lập và hoạt động Công đoàn. 
     
    Bên cạnh đó, Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận Công đoàn là tổ chức duy nhất đóng vai trò là tổ chức đại diện tập thể người lao động. Như vậy, quyền và lợi ích của những người lao động nước ngoài và người lao động không quốc tịch sẽ do ai bảo vệ?
     
    Quy định này của chúng ta đã thực sự đi ngược lại với tinh thần của Tổ chức lao động thế giới (ILO) khi mà tất cả những người lao động, không kể sự khác biệt gì, đều có quyền gia nhập tổ chức đại diện tập thể người lao động.
     
    Như vậy, có thể nhận ra rằng hoạt động của tổ chức Công đoàn hiện nay ở nước ta là chưa thật sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Chúng ta nên xem xét cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn theo quy định của ILO có sự chỉnh sửa, thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như chính trị của Việt Nam.
     
     
    Cập nhật bởi nguyenquocbao2795 ngày 26/03/2016 03:46:11 CH Cập nhật bởi nguyenquocbao2795 ngày 26/03/2016 03:41:05 CH Sửa đổi nội dung
     
    11840 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #419831   26/03/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Tôi không đồng ý với tác giả ở nhiều lý lẽ trong bài viết, nhưng lại hoàn toàn đồng ý rằng "hoạt động của tổ chức Công đoàn hiện nay ở nước ta là chưa thật sự đạt được hiệu quả như mong muốn", hay nói một cách khác là công đoàn chỉ có lấy lệ chứ không có chút xíu hiệu quả nào hết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nguyenquocbao2795 (26/03/2016)
  • #419856   27/03/2016

    nguyenquocbao2795
    nguyenquocbao2795

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    Cám ơn đóng góp của bạn. Bạn có thể cho mình biết bạn không đồng ý với những lập luận nào của mình được không để minh có thể xem lại? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenquocbao2795 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (27/03/2016)
  • #419875   27/03/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Tôi không đồng ý với bạn ở một số điểm sau đây

    ...  Hơn nữa, lương của những người điều hành Công đoàn cũng do chính người sử dụng lao động chi trả, => không đúng. Lương của chủ tịch công đoàn hay những người trong BCH CĐ nhận được từ công ty là với tư cách nhân viên của NSDLĐ, chứ họ không nhận lương với tư cách là cán bộ công đoàn

     

    Thứ hai, cơ cấu tổ chức của Công đoàn cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Theo khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn 2012 thì chỉ có NLĐ là người Việt Nam mới có quyền gia nhập, thành lập và hoạt động công đoàn. Điều này đồng nghĩa với việc người nước ngoài hoặc người không quốc tịch làm việc tại Việt Nam thì không được quyền gia nhâp, thành lập và hoạt động Công đoàn. => ý này của bạn thì đúng, nhưng nó không liên quan gì đến "hoạt động công đoàn có hiệu quả hay không"
     
    Bên cạnh đó, Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận Công đoàn là tổ chức duy nhất đóng vai trò là tổ chức đại diện tập thể người lao động. Như vậy, quyền và lợi ích của những người lao động nước ngoài và người lao động không quốc tịch sẽ do ai bảo vệ? => việc này cũng không liên quan đến hiệu quả của công đoàn
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nguyenquocbao2795 (28/03/2016)
  • #586116   27/06/2022

    Hoạt động của Công đoàn có hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của người lao động không?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Hỗ trợ xây dựng các Thỏa ước lao động tập thể, tập chung chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động... là các cách làm hay, sáng tạo của các đơn vị trong Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội. Nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của tổ chức Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại các doan nghiệp trong Cụm luôn yên tâm công tác, tin tưởng vào sự chỉ đạo, điều hành trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, khôi phục sản xuất, kinh doanh.

     

     
    Báo quản trị |