Hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Chủ đề   RSS   
  • #496481 09/07/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

    So với Bộ luật hình sự 1999Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) đã có một quy định mới về chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đó là bổ sung biện pháp “Hòa giải tại cộng đồng”.

    Cụ thể, nội dung trên được quy định tại Điều 91, 92: khi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thì sẽ áp dụng thêm một trong các biện pháp giám sát, giáo dục đối với họ nhằm mục đích để người dưới 18 tuổi phạm tội có thể giáo dục, cải tạo họ sửa chữa sai lầm. Một trong các biện pháp giám sát, giáo dục đó là “hòa giải tại cộng đồng”.

    Điều kiện áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng

    Để áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng thì:

    -  Trước tiên, người được áp dụng phải thỏa mãn điều kiện: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này” (Điều 92).

    - Bên cạnh đó, còn phải thỏa mãn về đối tượng chủ thể như sau: chủ thể phải thuộc một trong 02 trường hợp:

    + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng (điểm a  khoản 1  Điều 94);

    + Hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng (điểm b  khoản 1 Điều 91)

    - Nếu người dưới 18 tuổi đáp ứng được các điều kiện vừa nêu thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

    - Ngoài ra, người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ khác gồm:

     (1) Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại;

     (2) Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật hình sự 2015, cụ thể đó là các nghĩa vụ:

           + Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;

           + Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

          + Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

    - Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời điểm thực hiện các nghĩa vụ trên từ 03 tháng đến 01 năm.

    Trình tự thủ tục thực hiện hòa giải tại cộng đồng

    Thực hiện trình tự thủ tục biện pháp hòa giải tại cộng đồng được quy định cụ thể tại Điều 428 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Theo đó, các bước cần thực hiện việc hòa giải tại cộng đồng là: Ban hành quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng; trình tự, thủ tục và thành phần tham gia hòa giải tại cộng đồng; người được phân công tiến hành hòa giải, lập biên bản hòa giải…


    Kết luận: Có thể nhìn nhận rằng “Hòa giải tại cộng đồng” là một quy định mới tiến bộ thể hiện sự tiến bộ, nhân văn nhằm giáo dục, cải tạo lành mạnh đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự của nước ta. Từ đó nhằm hướng tới việc hàn gắn lỗi lầm, thiệt hại mà người phạm tội chưa thành niên đã gây ra, thể hiện sự thành khẩn quy đầu hối lỗi của người phạm tội, cũng như giữ gìn và duy trì hòa khí tốt đẹp giữa người bị thiệt hại và bên gâu thiệt hại.

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 10/07/2018 12:02:31 SA
     
    2931 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận