Hỗ trợ lên đến 3 triệu đồng/ha/năm cho đất trồng lúa từ ngày 11/9/2024

Chủ đề   RSS   
  • #616405 16/09/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20018
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 442 lần


    Hỗ trợ lên đến 3 triệu đồng/ha/năm cho đất trồng lúa từ ngày 11/9/2024

    Lúa gạo từ lâu đã là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng này, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất lúa từ ngày 11/9/2024.

    (1) Hỗ trợ lên đến 3 triệu đồng/ha/năm cho đất trồng lúa từ ngày 11/9/2024

    Theo quy định mới nhất của Nghị định 112/2024/NĐ-CP, những địa phương có diện tích đất trồng lúa sẽ được nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước để sử dụng cho việc sản xuất lúa tại địa phương.

    Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:

    - Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;

    - Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;

    - Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

    Như vậy, đối với đất chuyên trồng lúa, nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 750.000 đồng/ha/năm đối với các loại đất trồng lúa; 1,5 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa.

    Đặc biệt, đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao sẽ được hỗ trợ lên đến 03 triệu đồng/ha/năm.

    Giải thích về quy định năng suất cao, khoản 5 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Năng suất cao là năng suất được tính tại thời điểm phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao, đạt tối thiểu bằng năng suất trung bình của 3 năm liền kề trước đó tại vùng dự kiến quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao theo công bố của cơ quan thống kê địa phương. Trường hợp trong 3 năm liền kề có vụ lúa giảm năng suất do thiên tai, dịch bệnh được cấp có thẩm quyền công bố thì lấy kết quả cùng vụ của năm trước đó.

    Điều này có nghĩa là để được công nhận là vùng trồng lúa năng suất cao, địa phương phải đạt năng suất tối thiểu tương ứng với mức trung bình trong 03 năm liền kề.

    Nếu có sự giảm sút năng suất do thiên tai hoặc dịch bệnh thì sẽ tính dựa trên kết quả của vụ lúa năm trước đó, giúp đảm bảo tính công bằng và hỗ trợ cho nông dân trong những tình huống khó khăn.

    Có thế thấy, chính sách này không chỉ tạo động lực cho nông dân mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo trong nước.

    (2) Nguồn kinh phí hỗ trợ được phân bổ ra sao?

    Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, kinh phí thực hiện việc hỗ trợ địa phương sản xuất lúa đến từ 02 nguồn chính:

    - Tiền sử dụng đất do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp;

    - Ngân sách nhà nước.

    UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập và trình HĐND cấp tỉnh quyết định cụ thể nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ căn cứ theo điều kiện thực tế của địa phương.

    Nguồn kinh phí hỗ trợ trên sẽ được phân bổ cho 5 mục đích sau đây:

    - Hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa: sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nông; tổ chức đào tạo, tập huấn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

    - Cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa;

    - Đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 05 năm/lần;

    - Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã;

    - Hỗ trợ mua bản quyền sở hữu giống lúa được bảo hộ.

    Để đảm bảo việc sử dụng kinh phí hiệu quả và minh bạch, nhà nước đã quy định cơ chế giám sát chặt chẽ quá trình phân bổ và sử dụng kinh phí.

    Những quy định rõ ràng và cơ chế quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất lúa sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp nước ta.

     
    111 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận