Hồ sơ công bố “sản phẩm” có phải là đối tượng Sở hữu trí tuệ hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #495538 30/06/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Hồ sơ công bố “sản phẩm” có phải là đối tượng Sở hữu trí tuệ hay không?

    Hiện nay, những đối tượng nào được xem là đối tượng quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được ghi nhận trong Luật SHTT. Tuy nhiên, những tranh chấp xung quanh một số đối tượng vì các bên cho đó là đối tượng sở hữu trí tuệ nhưng sau đó tòa án không xem những đối tượng đó là đối tượng quyền SHTT. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bình luận xem Hồ sơ công bố “sản phẩm” (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm) có phải là đối tượng Sở hữu trí tuệ hay không? Trong trường hợp những hồ sơ này được xem là đối tượng quyền SHTT thì những hồ sơ này sẽ thuộc về nhóm nào trong ba nhóm đối tượng được quy định tại Điều 3 Luật SHTT?

    “Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

    1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

    2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

    3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”

                                  

    Vậy hồ sơ công bố sản phẩm là gì? Hiện nay, hồ sơ này được điều chỉnh bởi Thông tư 19/2012/TT-BYT Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Hồ sơ công bố sản phẩm được hiểu là hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, là tập hợp các tài liệu chứng minh cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng đối tượng hàng hóa, sản phẩm của chủ thể kinh doanh đó đạt được các yêu cầu nhất định trước khi được đưa vào lưu thông trên thị trường. Hồ sơ công bố sản phẩm là điều kiện cần để doanh nghiệp đó thực hiện việc sản xuất kinh doanh.

    Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Xét mối liên quan giữa hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm thấy rằng các đối tượng sau sẽ bị loại trừ: kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Điều này đồng nghĩa với việc bí mật kinh doanhsáng chế có thể có mối liên quan với hồ sơ công bố sản phẩm.

    Hồ sơ công bố sản phẩm có thể có mối liên hệ với bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh là những thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh mặc dù là thông tin nhưng những thông tin này không phải là những hiểu biết thông thường và chỉ có một số ít người biết về những thông tin này.

    Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 84 Luật SHTT:

    Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ

    Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

    1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

    2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

    3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

    Từ quy định của Điều 84 Luật SHTT, có thể thấy rằng một đối tượng muốn được bảo hộ là bí mật kinh doanh phải tồn tại trong tình trạng bí mật. Tuy nhiên điều này hoàn toàn đi ngược lại với Hồ sơ công bố sản phẩm. Chính vì điều này mà Hồ sơ công bố sản phẩm không được xem là bí mật kinh doanh. Và do đó, không là đối tượng SHTT dưới góc độ này.

                                      

    Sáng chế là giải pháp kỹ thuận dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng quy trình (quy trình sản xuất, quy trình điều chế). Tuy nhiên, Hồ sơ công bố sản phẩm là hồ sơ công bố chất lượng được làm theo mẫu của Bộ Y tế, nếu có một quy trình sản xuất hoặc quy trình điều chế thì việc mô tả và công bố đối tượng có thể dẫn đến việc đối tượng đó bị mất đi tính mới.

    Tính mới của sáng chế được quy định tại Điều 60 Luật SHTT. Theo đó, sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa được bộc lộ công khai dưới hình thức như sử dụng, mô tả bằng văn bản hoăcj các hình thức thể hiện khác.  Một đối tượng muốn được bảo hộ dưới dạng sáng chế phải đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Hồ sơ công bố sản phẩm có thể mô tả quy trình sản xuất chế biến sản phẩm đó, nhưng như đã đề cập ở trên, nếu thể hiện ở dưới dạng mô tả ở hồ sơ thì không đáp ứng được tính mới và do đó không được bảo hộ.

    Ngoài ra, bản thân Hồ sơ công bố sản phẩm mang các thông số, số liệu về kỹ thuật đáp ứng các điều kiện cho việc sản xuất sản phẩm. Do đó, giả sử hồ sơ công bố sản phẩm được nộp cho Cục SHTT, thì trong quá trình thẩm định hình thức, nếu tài liệu chỉ mô tả các chỉ số kỹ thuật thì thẩm định viên sẽ ra thông báo từ chối nhận đơn hợp lệ. Như vậy, khả năng để Hồ sơ công bố sản phẩm được xem là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là rất thấp.

    Cập nhật bởi tangoctram1101ulaw ngày 30/06/2018 04:50:06 SA
     
    8868 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận