Hộ kinh doanh kinh doanh xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Chủ đề   RSS   
  • #604992 25/08/2023

    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Hộ kinh doanh kinh doanh xuất khẩu hoặc nhập khẩu

    Khi thành lập hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh có được thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu không? Nếu được thì hộ kinh doanh có cần làm hồ sơ gì để đăng ký ngành nghề xuất nhập khẩu? khai thuế như thế nào?

    Hộ kinh doanh có được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định:

    - Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

    - Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật thì được thực hiện quyền xuất nhập khẩu không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ những hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu nhập khẩu.

    Xuất, nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD hộ kinh doanh không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi đó, hộ kinh doanh chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động "Xuất nhập khẩu". Thông tin về việc hộ kinh doanh có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia, đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan…

    Hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế: kê khai thuế cho nhà nước theo những hình thức nào, và điều kiện là gì?

    Hình thức kê khai thuế hộ kinh doanh

    Căn cứ vào khoản 3, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định như sau:

    - “Phương pháp kê khai” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý.

    - “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

    - “Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế từng lần phát sinh.

    - “Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh” là cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.

    - “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

    - “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

    Như vậy, khi thành lập hộ kinh doanh tùy vào từng trường hợp cụ thể có thể thực hiện kê khai thuế theo phương pháp sau đây:

    - Hộ kinh doanh quy mô lớn thực hiện khai thuế theo phương pháp kê khai.

    - Hộ kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn được lựa chọn áp dụng phương pháp kê khai.

    - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ (hộ kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai) phải thực hiện kê khai theo phương pháp khoán.

    Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do Bộ Tài chính ban hành như sau:

    - Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

    - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

    - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

    Như vậy, Hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

    - Tuy nhiên, Hộ kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

    - Hộ kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

     

     
    3203 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận