Hổ dữ không ăn thịt con nghĩa là gì? Cha mẹ có hành vi đánh đập con cái có vi phạm pháp luật không?

Chủ đề   RSS   
  • #610855 23/04/2024

    nguyenlinh2207

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hổ dữ không ăn thịt con nghĩa là gì? Cha mẹ có hành vi đánh đập con cái có vi phạm pháp luật không?

    Cho tôi hỏi với: Câu hổ dữ không ăn thịt con có nghĩa là gì? Cha mẹ có hành vi đánh đập con cái có vi phạm pháp luật không? (Câu hỏi của chị Hoa đến từ Bình Phước).

    Hổ dữ không ăn thịt con nghĩa là gì?

    Hổ dữ không ăn thịt con là một câu tục ngữ của Việt Nam nói về quan hệ gia đình. Hổ dữ không ăn thịt con hiểu theo nghĩa đen tức là khẳng định bản năng bảo vệ con cái mãnh liệt của loài hổ, dù hung dữ đến đâu cũng không làm hại con mình.

    Hổ dữ không ăn thịt con có nghĩa là để ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con, vượt qua mọi bản năng và lý trí. Cha mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả để che chở, nuôi dưỡng và bảo vệ con. Câu tục ngữ cũng là lời nhắc nhở về trách nhiệm giáo dục con cái của cha mẹ, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp.

    Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng có hàm ý nhắc nhở những bậc cha mẹ trong việc đối xử với các con trong chính gia đình mình. Cha mẹ cần thể hiện tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc con cái một cách chân thành và ấm áp, tránh bạo lực và áp đặt đối với con. Môi trường gia đình tràn đầy tình yêu thương sẽ giúp con trẻ phát triển nhân cách tốt đẹp, biết yêu thương và trân trọng mọi người xung quanh.

    Cha mẹ có hành vi đánh đập con cái có vi phạm pháp luật không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:

    - Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình

    + Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.

    + Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

    + Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

    + Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

    + Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

    + Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.

    + Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

    Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:

    - Hành vi bạo lực gia đình

    + Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

    ++ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

    ...

    Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

    - Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau

    ...

    - Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.

    ...

    Theo đó, hành vi bạo lực gia đình có thể xảy ra giữa những người có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.

    Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng các thành viên trong gia đình bị xem là hành vi bạo lực gia đình và là hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình.

    Do đó, cha mẹ có hành vi đánh đập con cái là trái quy định và vi phạm pháp luật.

    Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc về mức độ, mục đích của hành vi đánh đập. Nếu việc đánh con chỉ ở mức độ nhẹ nhàng với mục đích khuyên bảo, răn đe thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

    Cha mẹ đánh đập con cái bị phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    - Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

    + Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

    + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    ++ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

    ++ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

    + Biện pháp khắc phục hậu quả:

    ++ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

    ++ Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

    Theo quy định trên, cha mẹ đánh đập con cái nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy vào mức độ của hành vi vi phạm.

    Ngoài bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu và chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho nạn nhân.

     
    84 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận