Hình thức xử lý kỷ luật

Chủ đề   RSS   
  • #508271 23/11/2018

    Hình thức xử lý kỷ luật

    Công ty chúng tôi đang áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với toàn thể Người Lao Động (NLĐ) và cụ thể trường hợp của chị Huỳnh Thị Sáng như sau:

    • Chị Huỳnh Thị Sáng ngày 11/12/2017 bị xử lý kỷ luật vì vi phạm vào việc: Không kiểm tra kỹ thực tế công nhân làm việc, dẫn đến bị sai màu chỉ của đơn hàng Nike P/S A121 Sub 1 Qty 462pcs. Chiếu theo Nội quy lao động của công ty vi phạm Điều 44, khoản 24 “Cán bộ Quản lý không kiểm soát công nhân làm việc, không kiểm soát công nhân làm sai quy trình, không kiểm tra thực tế”. Công ty Quyết định xử lý kỷ luật với hình thức: Kéo dài thời hạn tăng lương 01 tháng kể từ lần tăng lương kế tiếp, Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 11/12/2017. Mức lương của chị Sáng tại thời điểm tháng 12/2017 là: 7,556,100đ (Bâc 10)
    • Chị Sáng bị “Kéo dài thời hạn tăng lương 01 tháng kể từ lần tăng lương kế tiếp” từ ngày 01/01/2018 theo đợt điều chỉnh tăng lương hàng năm cho toàn thể NLĐ theo quy định của Nhà nước. Đến ngày 01/02/2018 hết hiệu lực của Quyết định XLKL và chị Sáng được tăng lương lại với mức lương 8,034,600đ (Bậc 10 thang bảng lương năm 2018).

    Quý Cơ Quan cho hỏi Trường hợp này công ty chúng tôi xử lý như vậy có đúng không?

    Trong khi chờ đợi văn bản hướng dẫn của quý Cơ Quan, Công ty chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

    Trân trọng kính chào!

     

     
    1839 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508469   26/11/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

    “Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

    1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

    a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

    b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

    c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

    d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

    2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

    3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

    4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

    a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

    b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

    c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

    d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

    5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

    Điều 124. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

    1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

    2. Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

    Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

    3. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.

    Trong quy định BLLĐ 2012 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động không có quy định cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương nên khi đưa ra căn cứ để áp dụng hình thức này, người sử dụng lao động phải dựa trên nội quy lao động. Trong trường hợp này, chị Sáng đã vi phạm nội quy lao động, do vậy công ty đã quyết định kỷ luật chị Sáng bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương trong vòng 1 tháng là hoàn toàn hợp pháp. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;