Hình sự hóa hành vi cố ý rải đinh, vật sắc, nhọn trên đường bộ

Chủ đề   RSS   
  • #427593 14/06/2016

    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Hình sự hóa hành vi cố ý rải đinh, vật sắc, nhọn trên đường bộ

    Trong những năm trở lại đây, các trường hợp rải đinh trên đường bộ xuất hiện như một “trào lưu”. Ban đầu, các hành vi rải đinh này chỉ nhằm mục đích lừa phá xe của khách để kiếm lợi, tuy nhiên, đã có không ít trường hợp gây tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng.
     
    Đối mặt với những hành vi vi phạm này, trước đây pháp luật Việt nam vẫn chưa có chế tài xử phạt phù hợp. Nhưng, từ ngày 01/7/2016, Bộ luật hình sự 2015 chính thức có hiệu lực, trong đó tại Điều 261 quy định về hành vi cố ý rải đinh, vật sắc, nhọn trên đường bộ nếu gây ra hậu quả nghiêm trong thì tùy theo mức độ có thể bị xử phạt đến 10 năm tù.
     
    Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ
     
    1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
     
    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
     
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
     
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
     
    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
     
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
     
    a) Tại các đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;
     
    b) Làm chết 02 người;
     
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
     
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
     
    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
     
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
     
    a) Làm chết 03 người trở lên;
     
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
     
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
     
    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
     
    4. Người đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
     
    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
     
    10840 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #427620   14/06/2016

    Có quy định nhưng quá khó để thực hiện

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    trantomy (15/06/2016)
  • #454038   21/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Tuy quy định là vậy nhưng việc kiểm soát, kiểm tra xem đối tượng rải đinh là ai để xử lý là rất khó thực hiện vì các đối tượng này thực hiện chủ yếu vào ban đêm hoặc lúc ít người qua lại. Bởi thể quy định có đặt ra nhưng việc thực thi lại không hề dễ.

     
    Báo quản trị |  
  • #454920   28/05/2017

    Mặc dù có tăng mức xử phạt lên cao hơn nữa, thì cũng sẽ không giải quyết được tận gốc, nó cũng giống như sự việc xảy ra rồi mới phòng ngừa, xảy ra rồi mới xử lý, làm như vậy thì vô cùng khó khăn. Hành vi rãi đinh rất khó được phát hiện, nếu bị phát hiện thì cũng khó có thể chứng minh hành vi là cố ý. Biện pháp hiệu quả nhất là phải trao quyền xử lý về cho các địa phương, chịu trách nhiệm, quản lý các tuyến đường, khi đó việc phát hiện các hành vi dễ dàng hơn, quan trọng là có bằng chứng cụ thể, chứng minh là cố tình hay vô ý.

     
    Báo quản trị |  
  • #454921   28/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Mình cũng nghĩ phòng chống vẫn là hiệu quả hơn sự đã rồi mới phạt. Việc hút đinh, vật nhọn hiện nay mới chỉ có sự tham gia của các hiệp sĩ chứ chưa thấy cơ quan nhà nước (có chăng chỉ cho mượn công cụ, phương tiện mà thôi) vào cuộc. trong điều kiện cơ sở vật chất nước ta còn kém, thì đây là phương pháp hữu hiệu nhất, dù khá vất vả. Chứ phạt cũng chỉ bắt cóc bỏ dĩa, làm sao diệt tận gốc được?

     
    Báo quản trị |  
  • #454943   29/05/2017

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (125)
    Số điểm: 2960
    Cảm ơn: 109
    Được cảm ơn 122 lần
    Lawyer

    Mình xin góp ý một chút xíu cho chủ thớt đó là việc dùng từ "Hình sự hóa'.  Bản chất của hình sự hóa tức là những vụ việc đáng lẽ chỉ ở phạm vi dân sự, hành chính thôi nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng đã đẩy nó lên thành cấp độ hình sự, tức từ "hình sự hóa" dùng để ám chỉ việc làm sai, làm không đúng tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Còn như trong nội dung chủ thớt nêu thì hành vi rải đinh giờ đã nguy hiểm đến mức phải áp dụng chế tài hình sự thì mới đảm bảo hiệu quả chứ không chỉ xử phạt hành chính nữa, cái đó gọi là "tội phạm hóa". Một vài góp ý cùng chủ thớt. 

    Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 29/05/2017 08:21:09 SA

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn truongngoclieu vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (29/05/2017) happy_smile (17/06/2017) kimmyx0x (31/12/2017)
  • #454945   29/05/2017

    Không phải quá khó để thực hiện kiểm soát mà là do mình vẫn chưa thực sự dồn toàn tâm vào việc xử lý các vấn đè này, chẳng hạn bạn lắp 1 cái camera hay cho 1 hoặc 2 trinh sát theo dõi thì những đối tượng này chết chắc, chẳng qua là chúng ta chưa muốn làm thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #455417   31/05/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    z__killer__z viết:

    Không phải quá khó để thực hiện kiểm soát mà là do mình vẫn chưa thực sự dồn toàn tâm vào việc xử lý các vấn đè này, chẳng hạn bạn lắp 1 cái camera hay cho 1 hoặc 2 trinh sát theo dõi thì những đối tượng này chết chắc, chẳng qua là chúng ta chưa muốn làm thôi

    Không phải là chúng ta không muốn làm mà bạn có biết tại sao hành vi vứt rác bừa bãi vẫn cứ xảy ra có phải mình nên lắp 1 hoặc 2 camera hay trinh sát. Bạn có biết vì sao vẫn có rất nhiều các hành vi vi phạm giao thông diễn ra có phải ta nên lắp 1 hoặc 2 camera hay trinh sát...

    Đúng là bạn đã nêu ra một cách thức giải quyết rất hay nhưng đây chưa phải là một giải pháp phù hợp do đó, dù có hay nhưng cũng không có ý nghĩ. Tất cả phải dựa vào thực tế, liệu mình phải lắp bao nhiêu camera, cử bao nhiêu trinh sát, liệu có đủ ngân sách hay những vấn đề khác để thực hiện kế hoạch này và cuối cùng cơ quan nào giám sát số camera ấy....

    Mình nghĩ luật cứ đưa ra quy định và "theo thời gian" sẽ có biện pháp hay thôi. trước mắt cứ răn đe và giáo dục đã.

     
    Báo quản trị |  
  • #454975   29/05/2017

    longofs
    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


    Ném đinh rải đinh thì bị phạt tiền đến 8 triệu, không cần biết hậu quả.

    Còn dẫn đến hậu quả như BLHS quy định là hợp lý để răn đe, phòng chống tội phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #454987   29/05/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Mình thấy tại sao phải có gây ra thiệt hại thì mới xử phạt, trong khi hậu quả của hành vi này khi đã xãy ra thì rất khó tránh khỏi thiệt hại cao về tài sản và tính mạng con người. Nên có khung hình phạt cho những hành vi thực hiện mà chưa gây ra hậu quả. Cứ phát hiện hành vi phạm tội thì áp dụng mức hình phạt ngay. Còn mà quy định như vậy thì rất khó để thực hiện.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #456918   10/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    100 vụ thì chẳng mấy vụ truy ra được kẻ thực hiện, mà truy ra rồi cũng khó mà chứng minh rõ ràng được. Chưa gây ra hậu quả đến mức xử hình sự thì giống như ban truong_nhu nói "bắt cóc bỏ dĩa" phạt hành chính thì rồi cũng tái phạm. Mà mình còn không hiểu mục đích của những kẻ rải đinh trên đường để làm gì nhỉ? Lại hay rải trên cầu, nhìn thấy người ta dắt bộ bở hơi tai là vui?

     
    Báo quản trị |  
  • #456964   11/06/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Mình nghĩ nên hình sự hóa hành vi này. Vì hành vi này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả trước mắt là nạn nhân của việc rải đinh phải tốn vài trăn nghìn để thay bánh xe. Nghiêm trọng hơn, nếu đi xe máy mà đạp trúng đinh có thể gây ra tai nạn và có thể dẫn đến chết người. 

     
    Báo quản trị |  
  • #457780   16/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Việc hình sự hoá hành vi cố ý rải đinh trên đường hay bất cứ vật cản hay chướng ngại trên đường là điều cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ và an toàn của ngừời tham gia giao thông. Tuy nhiên việc đưa ra quy định là thế nhưng để quản lý và siết chặt việc này khá khó khăn vì khi thực hiện hành vi thì họ sẽ chọn những thời điểm kín đáo, ít người, đường vắng để thực hiện. Khi xảy ra tai nạn hoặc tình huống liên quan đến thì đâu có ai biết những vật dụng như đinh, hay dầu nhớt trên đường là từ đâu mà ra, làm sao có. 

    Vậy nên việc ban hành và hình sự hoá quy định là một chuyện nhưng việc thực thi nó như thế nào mói quan trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #457825   17/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình thấy quy định của pháp luật để xử lý vấn đề này đã có nhưng để hiện thực hóa nó chắc chẳng dễ dàng gì, vì để tìm ra đối tượng thực hiện hành vi này là rất khó, và nếu tìm ra đối tượng thực hiện hành vi này thì để truy cứ trách nhiệm hình sự chưa đủ vì hậu quả xảy ra chắc chưa đủ để truy cứu. Mình nghĩ những hành vi này chỉ đủ để xử lý hành chính, việc xử lý vấn đề này nên để các cơ quan địa phương chủ quản trong phạm vi đó, xủ lý là đúng đắn hơn cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #457829   17/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mấy cái vụ rải định này thì thôi khỏi bàn, lợi nhuận thì ít nhưng hậu quả mà người bị rải đinh phải chịu là rất lớn, người ta chủ yếu rải định để xe bị hư rồi sửa nhưng nhiều hậu quả khác đâu ngờ đến như tai nạn giao thông bala nên mình nghĩ chế tài thì tùy thuộc hậu quả,

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #460322   08/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Việc rải đinh, vật sắc nhọn trên đường bộ đúng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng việc cụ thể nó vào luật cũng như thi hành trên thực tế quả là điều rất khó. Công tác xác định người gây ra tội phạm cũng vô cùng khó khăn trên thực tế. Do đó, việc cần làm là giáo dục ý thức của người dân còn tốt hơn là qui định vào luật để đó chứ khó mà triển khai trên thực tế được.

     
    Báo quản trị |  
  • #480810   31/12/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Mình thấy rải đinh trên đường là hành vi rất nguy hiểm. Vậy mà phải đợi có nạn nhân, phải đợi có tai nạn xảy ra, có người bị tai nạn, đợi nạn nhân đến trình báo mới gọi là đủ chứng cứ.

    Lỡ nạn nhân cán đinh rồi tai nạn chết thì ai đến báo cáo? Nạn nhân là người nơi khác đến thì biết ai mà báo cáo, hay họ đi công việc rồi hai ba ngày sau quay lại báo cáo ?

     
    Báo quản trị |  
  • #480840   31/12/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Theo mình nên hình sự hóa hành vi này, vì hậu quả mà nó có thể gây ra là vô cùng khó lường. Chỉ cần một cây đinh thôi có thể nổ bánh xe, gây ra một vụ tai nạn. Chưa kể xảy ra ở nơi phương tiện di chuyển tốc độ nhanh, mật độ lưu thông lớn thì việc tai nạn liên hoàn là có thể xảy ra và kết quả có thể rất thảm khốc.

     
    Báo quản trị |  
  • #522694   03/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


        Nhiều người tham gia giao thông bị thủng lốp, rơi xuống cống, dẫn đến chết người hay bị thương nặng thì quan niệm vẫn là “do số”, nên cũng không biết kiện ai, bắt ai. Điều đó dẫn tới bọn “đinh tặc” tung hoành, làm càn, trong khi lực lượng chức năng lại quá mỏng, không thể lúc nào cũng tuần tra được. Vì thế, cần phải xử lý nặng, phạt nặng hành vi nguy hiểm này, nhằm hạn chế các nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #529868   30/09/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Đúng là quy định vậy đấy nhưng làm sao để bắt được những người rải đinh đây!
    quả là bài toán nan giải.
    Đôi khi vì những cây đinh ấy mà đã xảy ra biết bao nhiêu vụ tai nạn nghiêm trọng dẫn đến thương vong cho nhiều người. 

     
    Báo quản trị |  
  • #555445   23/08/2020

    Mình nghĩ là việc này cần thiết, vì hành vi rải đinh này có thể gây ra tai nạn giao thông. Ngoài gây thiệt hại về kinh tế cho người cán phải, hành vi này còn đe doạ đến tính mạng của những người tham gia giao thông nữa. Hình sự hoá hành vi này nhằm răn đe các đối tượng có hành vi xấu này trong xã hội, hiện nay mình thấy ở một số tuyến đường vẫn có hiện tượng này xảy ra thường xuyên.

     
    Báo quản trị |