Hiệu lực pháp lý di chúc chung của vợ chồng

Chủ đề   RSS   
  • #534014 30/11/2019

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Hiệu lực pháp lý di chúc chung của vợ chồng

    Trường hợp chồng lập di chúc cho vợ thừa kế toàn bộ tài sản, di chúc được lập 02 lần với nội dụng như nhau, lần thứ nhất vào năm 1991 là di chúc viết tay có cả hai vợ chồng ký tên, lần thứ hai vào năm 2006 là di chúc đánh máy có cả hai vợ chồng ký tên và thêm công chứng xác nhân của UBND xã, thì người chồng chết vào năm 2018, các di chúc trên có giá trị pháp lý không? Cảm ơn mọi người
     
     
    1675 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #534069   30/11/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Trước đây tại Bộ luật dân sự 2005 (Hiện đã bị thay thế bởi Bộ Luật dân sự 2015) có quy định về Di chúc chung như sau:

    Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng

    Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.

    Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

    2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. 

    Điều 668. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng

    Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. 

    Theo nội dung chị trình bày thì thời điểm lập di chúc vẫn áp dụng Bộ luật dân sự 2005 (hiệu lực từ ngày 01/01/2006 - 31/12/2016) này.

    Như vậy:

    Nếu là di chúc chung để định đoạt tài sản chung thì tài sản này sẽ để lại cho người thừa kế sau khi cả 2 vợ chồng chết, không phải là người chồng để lại cho người vợ. Di chúc này chỉ phát sinh hiệu lực sau khi người vợ chết.

    Nếu là di chúc định đoạt tài sản riêng của người chồng, hoặc phần sở hữu của người chồng trong khối tài sản chung thì thì di chúc này vẫn hợp pháp, miễn đáp ứng các nguyên tắc tại Bộ luật dân sự.

    - Về việc có "2 di chúc" thì áp dụng theo Điều 622 Bộ luật dân sự 2005:

    " Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ."

    => Di chúc năm 2006 thay thế di chúc năm 1991 thì di chúc năm 1991 bị hủy bỏ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/12/2019)