Hết thời hiệu xử phạt có được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?

Chủ đề   RSS   
  • #565377 27/12/2020

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Hết thời hiệu xử phạt có được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?

     Tháng 01 năm 2017 đoàn kiểm tra cấp huyện tổ chức lập biên bản VPHC về việc phá, lấn, chiếm đất rừng trái pháp l
    - Đến tháng 5 năm 2017 UBND cấp huyện ban hành QĐ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (do không có đối tượng vi phạm);
     - Đến tháng 6 năm 2017 UBND cấp huyện ban hành QĐ cưỡng chế thi hành QĐ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; 
    Sau khi hoàn thành hồ sơ UBND cấp huyện đã chỉ đạo tổ chức cưỡng chế, tuy nhiên do nguyên nhân khách quan nên chưa thực hiện được công tác cưỡng chế; Đến tháng 11 năm 2019 UBND cấp huyện tiếp tục chỉ đạo để tổ chức cưỡng chế, giải tỏa (cơ quan chuyên môn đã xác minh tình tiết vụ việc). Vụ việc đã hết Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính vậy có xử lý được không?
     
    1220 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565390   27/12/2020

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

     

    "Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

     

    1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:

     

    a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;

     

    b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

     

    c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;

     

    d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;

     

    đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

     

    2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

     

    Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện."

     

    Theo đó, nếu hết thời hạn xử lý vi phạm hành chính thì dù không thể ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền vẫn có thể ra Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Do đó, UBND cấp huyện có quyền tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc cơ quan, đơn vị cấp dưới khắc phục hậu quả.

     
    Báo quản trị |