Hết thời hiệu có khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự được không?

Chủ đề   RSS   
  • #613162 22/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Hết thời hiệu có khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự được không?

    Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, một trong những vấn đề pháp lý quan trọng cần lưu ý là thời hiệu khởi kiện. Câu hỏi đặt ra là liệu hết thời hiệu có khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự được không?

    Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác theo khoản 1 Điều 154 BLDS năm 2015

    Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

    (1) Hết thời hiệu có khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự được không?

    Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự theo Điều 185 BLTTDS năm 2015.

     Căn cứ Điều 150 BLDS năm 2015 quy định về các loại khởi kiện như sau:

    - Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

    - Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

    - Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

    - Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

    Tuy nhiên, theo Điều 149 BLDS năm 2015 quy định về thời hiệu như sau:

    - Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

     Thời hiệu được áp dụng theo quy định của BLDS năm 2015, luật khác có liên quan.

    - Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

    - Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

    Như vậy, khi thời hạn khởi kiện kết thúc thì sẽ mất quyền khởi kiện khi trong trường hợp Tòa án chỉ được áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

     

    (2) Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

    Theo Điều 156 BLDS năm 2015 đề cập đến 03 trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án, bao gồm:

    Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

    - Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

    - Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

    + Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân.

    + Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

    (3) Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

     Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp được quy định tại Điều 157 BLDS năm 2015:

    - Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.

    - Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.

    - Các bên đã tự hòa giải với nhau.

    Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều 157

    Tóm lại, khi thời hạn khởi kiện kết thúc thì sẽ mất quyền khởi kiện khi trong trường hợp Tòa án chỉ được áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc. 

    Ngoài ra trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật, có thể bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Bên cạnh đó, các bên cần lưu ý đến 03 tình huống, sự việc, thời gian sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.

     
    246 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (11/09/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận