Hệ quả pháp lý khi "Di chúc bị thất lạc" được tìm thấy

Chủ đề   RSS   
  • #495552 30/06/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    Hệ quả pháp lý khi "Di chúc bị thất lạc" được tìm thấy

    Trong thực tiễn ít xảy ra trường hợp di chúc bị thất lạc sau đó tìm thấy được, tuy nhiên với vai trò điều chỉnh các quan hệ dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh và mang tính ổn định, dự đoán thì Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 vẫn tồn tại quy định trường hợp di chúc bị thất lạc thì xử lý thế nào, đặc biệt là trường hợp di chúc thất lạc mà tìm thấy lại thì hệ quả ra sao. Cụ thể khoản 2 Điều 666 BLDS 2005 quy định là “Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc”. Nghĩa là, khi di chúc bị thất lạc và di sản chưa chia mà tìm thấy bản di chúc thì đương nhiên phải ưu tiên chia di sản theo di chúc để tôn trọng ý chí của người để lại di sản, Nhưng cũng từng quy định này dẫn đến trường hợp là, nếu di chúc bị thất lạc không tìm thấy và di sản đã được phân chia cho người thừa kế theo pháp luật rồi, sau đó mới tìm thấy di chúc thì phải xử lý thế nào? Trường hợp này BLDS 2005 không có quy định.

    Trước khi BLDS 2015 ban hành, đối với trường hợp nêu trên thì có nhiều quan điểm cho rằng khi di sản đã phân chia mà tìm thấy di chúc thì không tiến hành chia lại vì làm vậy sẽ tạo nên sự rối loạn khi phân chia lại di sản cũng như bất công với những người đã được nhận di sản trước đó theo pháp luật. Tuy nhiên, với nguyên tắc là tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản, BLDS 2015 vẫn theo hướng có thể chia lại di sản theo di chúc nhưng kèm theo điều kiện là có yêu cầu của người thừa kế theo di chúc và còn thời hiệu yêu cầu chia di sản.

                          

    Cụ thể, Điều 642 BLDS 2015 bổ sung một khoản mới là khoản 3 với nội dung:

    “3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.”

    Quy định này được hiểu, trường hợp di sản đã phân chia theo pháp luật (vì di chúc chưa tìm thấy) mà tìm thấy di chúc đã thất lạc (đương nhiên phải là di chúc hợp pháp) thì có 3 khả năng như sau:

    Thứ nhất, nếu người thừa kế theo di chúc không yêu cầu chia lại di sản, nghĩa là đồng ý với việc phân chia trước đó thì xem như không có di chúc và không cần chia lại di sản.

    Thứ hai, nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại di sản theo nội dung di chúc tìm thấy nhưng thời điểm này đã hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thì cũng không tiến hành chia lại di sản.

    Thứ ba, nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại di sản theo nội dung di chúc tìm thấy và vẫn còn trong thời hiệu yêu cầu chia di sản thì phải chia lại di sản theo di chúc.

    Quy định này về cơ bản mong muốn tôn trọng cao nhất ý chí của người để lại di sản, đồng thời vẫn cố gắng dung hòa với lợi ích của người thừa kế khi đặt ra điều kiện là còn thời hiệu và có yêu cầu của người thừa kế theo di chúc.

    Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề mà BLDS 2015 dường như chưa nhắc đến, đó là vấn đề nếu chia lại di sản theo di chúc thì sẽ chia theo phương thức nào? Thiết nghĩ nên theo hướng áp dụng tương tự quy định pháp luật “phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới” tại khoản 1 Điều 662 BLDS 2015.

     
    5905 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (30/06/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #495586   30/06/2018

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    Thiết nghĩ nên theo hướng áp dụng tương tự quy định pháp luật “phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới” tại khoản 1 Điều 662 BLDS 2015.

     
    Nghe sao mâu thuẫn quá, nếu chia như khoản 1 Điều 662 thì chẳng khác gì chia theo pháp luật, vậy tờ di chúc được tìm thấy đó chỉ là "tờ giấy" thôi sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #495793   01/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


     

    htdat29 viết:

     

    Thiết nghĩ nên theo hướng áp dụng tương tự quy định pháp luật “phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới” tại khoản 1 Điều 662 BLDS 2015.

     
    Nghe sao mâu thuẫn quá, nếu chia như khoản 1 Điều 662 thì chẳng khác gì chia theo pháp luật, vậy tờ di chúc được tìm thấy đó chỉ là "tờ giấy" thôi sao?

     

     

    Hình như bạn hiểu nhầm rồi ý mình rồi. Mình xin phép phân tích kĩ hơn. Mong nhận được góp ý từ bạn!

    Câu hỏi mình đặt ra đó là: Nếu chia lại di sản theo di chúc (tức là trước đây di sản đã được chia rồi, bây giờ vì tìm ra di chúc bị thất lại nên phải chia lại) thì sẽ chia theo phương thức nào?

    Điều 662 BLDS 2015 như sau:

    " Điều 662. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

    1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

    Quan điểm của mình là BLDS 2015 thiếu quy định về cách thức phân chia di sản trong trường hợp chia lại di sản theo di chúc được tìm thấy, thì theo quan điểm mình là nên theo hướng áp dụng tương tự quy định pháp luật "phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới" tại khoàn 1 Điều 662 BLDS 2015.

    Theo đó, "Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

    Nói cách khác, mình theo hướng nên ưu tiên chia theo giá trị chứ không chia lại theo hiện vật, đây là cách tốt nhất để dung hòa lợi ích của cả hai bên, người thừa kế theo pháp luật đã nhận di sản trước đó và người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại. Vì mặc dù người thừa kế theo pháp luật có thể không có tên trong di chúc được hưởng di sản từ đầu, nhưng việc họ phân chia và nhận di sản là hoàn toàn ngay tình, không biết gì. Vì vậy, họ cũng xứng đáng được bảo vệ phần nào trước người thừa kế theo di chúc. 

    Cập nhật bởi tangoctram1101ulaw ngày 01/07/2018 01:21:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #495599   30/06/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    tangoctram1101ulaw viết:
                         
    ...

    Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề mà BLDS 2015 dường như chưa nhắc đến, đó là vấn đề nếu chia lại di sản theo di chúc thì sẽ chia theo phương thức nào? Thiết nghĩ nên theo hướng áp dụng tương tự quy định pháp luật “phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới” tại khoản 1 Điều 662 BLDS 2015.

    Chia theo di chúc có nghĩa là di chúc nói sao thì làm vậy (có tính tới người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc), tại sao lại còn đặt câu hỏi "chia theo phương thức nào" ?

     
    Báo quản trị |  
  • #495795   01/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    ntdieu viết:

     

    tangoctram1101ulaw viết:
                         
    ...

     

    Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề mà BLDS 2015 dường như chưa nhắc đến, đó là vấn đề nếu chia lại di sản theo di chúc thì sẽ chia theo phương thức nào? Thiết nghĩ nên theo hướng áp dụng tương tự quy định pháp luật “phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới” tại khoản 1 Điều 662 BLDS 2015.

     

     

    Chia theo di chúc có nghĩa là di chúc nói sao thì làm vậy (có tính tới người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc), tại sao lại còn đặt câu hỏi "chia theo phương thức nào" ?

    Chia theo phương thức nào, ở đây là chia theo hiện vật hay chia theo giá trị tài sản nha bạn. Chứ không phải là chia theo di chúc hay là không chia theo di chúc.

    Có thể ngôn từ mình sử dụng đã gây nhầm lẫn. Cảm ơn bạn đã góp ý nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #495615   30/06/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    cám ơn bạn đã cung cấp thêm cho mình ít kiến thức về Pháp luật dân sự. Nhưng khi đọc xong mình vẫn còn chưa hiểu lắm, ví dụ như trường hợp di sản đã được chia hết cho các người thừa kế nhưng khi tìm được di chúc và trong di chúc chỉ để di sản cho một người thì trong trừơng hợp đó phải làm như thế nào nếu như những người được hưởng giờ không muốn trả lại phần di sản đó.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #495760   30/06/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Mình đang thắc mắc nếu tài sản, hoặc khoản nợ đã chia theo pháp luật không thể nào tính toán hay trở về như ban đầu thì chia theo di chúc như thế nào khi đã tìm được di chúc sau thời gian thất lạc (hoặc ai đó cố tình che dấu).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #495789   01/07/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Bạn vyvy2409 tham khảo điều 219 BLDS nhé.

    Đối với câu hỏi của bạn Phong_96, những người được hưởng giờ không muốn trả lại phần di sản đó thì cũng phải trả lại thôi. Người được hưởng thừa kế có thể yêu cầu tòa án phân xử. Tòa cho ra bản án thì những người kia dám không theo hay không ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    tangoctram1101ulaw (01/07/2018)
  • #495794   01/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    Chia theo phương thức nào, ở đây là chia theo hiện vật hay chia theo giá trị tài sản nha bạn. Chứ không phải là chia theo di chúc hay là không chia theo di chúc.

    Có thể ngôn từ mình sử dụng đã gây nhầm lẫn. Cảm ơn bạn đã góp ý nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #495796   01/07/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Chia tài sản nói chung là chia theo giá trị, cho dù đó là chia theo di chúc hay theo pháp luật, chia lần đầu hay chia lại do có người thừa kế mới. Bạn tham khảo điều 219 BLDS.

    Chia theo hiện vật chỉ có thể áp dụng cho một số rất rất rất rất ít các trường hợp. Chẳng hạn để lại 2 cái chén cho 2 người thì mỗi người còn được 1 cái. Nhưng nếu có 3 cái chén chia cho 2 người, nếu chia theo hiện vật thì không lẽ cắt đôi mỗi người 1 cái rưỡi ? Ngay cả khi để 2 cái chén cho 2 người thì cũng không có nghĩa là sẽ chia theo hiện vật (bộ chén chỉ có giá trị nếu sử dụng theo cặp, nếu chia đôi thì không có ý nghĩa nữa chẳng hạn).

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 01/07/2018 01:58:33 CH
     
    Báo quản trị |