Hệ quả pháp lý của người bị phạt cọc không bị phạt?

Chủ đề   RSS   
  • #403133 19/10/2015

    thanhvan.hs39

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hệ quả pháp lý của người bị phạt cọc không bị phạt?

    Em muốn hỏi về hệ quả pháp lý của việc người bị phạt cọc không bị phạt cọc?

     
    10713 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhvan.hs39 vì bài viết hữu ích
    nguyennamtruong07@gmail.com (10/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #403135   19/10/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Bạn nên sửa câu hỏi lại cho dễ hiểu một chút !

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 19/10/2015 12:26:14 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #458836   26/06/2017

    Chào bạn, do bạn đặt câu hỏi cũng khá là khó hiểu nên mình giải thích theo hướng mình hiểu mong sẽ giúp ích được cho bạn.

    Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. Tuy nhiên khi hết thời hạn đặt cọc mà không đạt được mong muốn giao kết hợp đồng như ý định ban đầu thì hệ quả pháp lý của người bị phạt cọc bao gồm cả việc xử lý tài sản đặt cọc như sau:

    Thông thường có hai phương thức xử lý tài sản đặt cọc nói riêng và tài sản bảo đảm nói chung là do các bên thỏa thuận hoặc bán đấu giá. Theo đó nếu các bên có thỏa thuận thì tài sản đặt cọc được xử lý theo thỏa thuận; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc có nhưng trái pháp luật thì tài sản đặt cọc xử lý theo quy định của pháp luật:

    + Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện theo đúng thỏa thuận: tài sản đặt cọc hoặc sẽ được trở về cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

     + Nếu hợp đồng không được giao kết, thực hiện như thỏa thuận: trường hợp do lỗi của bên đặt cọc thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; trường hợp do lỗi của bên nhận đặt cọc thì bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

    Hậu quả như trên sẽ được áp dụng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Hiện nay pháp luật không quy định tỷ lệ tối đa giữa giá trị tài sản đặt cọc và giá trị hợp đồng giao kết, thực hiện. Như vậy, các bên được quyền thỏa thuận về giá trị tài sản đặt cọc, thông thường không vượt quá 50% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận giá trị tài sản đặt cọc cao hơn và thỏa thuận mức phạt cao hơn so với quy định nêu trên của pháp luật thì vẫn được chấp nhận.

     
    Báo quản trị |  
  • #460434   10/07/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 157 lần


    Điều 418 của Bộ Luật Dân sự đã quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau:

    1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

    2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

    Trong trường hợp này thì mức phạt cọc sẽ do hai bên thoả thuận, nếu không thỏa thuận được thì lúc này bên phạt cọc và bên đặt cọc sẽ yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |