HĐ mua bán quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #431065 18/07/2016

    quangnam905

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    HĐ mua bán quốc tế

    Các bạn cho mình hỏi, hợp đồng mua bán quốc tế có bắt buộc phải chữ ký sống không?
    Hiện công ty mình vừa có hợp đồng mua bán vs bên Trung Quốc đầu tiên, nhưng bên họ chỉ gửi bản chữ ký và dấu photo để bên mình ký vs đóng dấu. Không biết hợp đồng ký 1 bên chữ ký photo vs 1 bên chữ ký sống có giá trị pháp lý hay không?

    Xin cảm ơn

     
    3476 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #431143   18/07/2016

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Mình không biết pháp luật TQ quy định ra sao, nhưng bên VN thì hợp đồng được xem là hợp lệ phải có hành động ký tên, chứ không phải là photo, và con dấu cũng phải đóng dấu mực chứ không phải con dấu photo. Bạn tham khảo quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005.

    Hợp đồng như thế này thì hải quan với thuế họ không có chấp nhận đâu nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #431596   23/07/2016

    chenn
    chenn

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/07/2016
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn. Mình đưa ra vào ý kiến để bạn tham khảo như sau:

    Trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 không có quy định cụ thể về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng căn cứ theo Điều 826 thuộc Phần thứ 7 về "Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" của Bộ Luật Dân Sự 2005 thì một hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi có một trong những yếu tố sau:

    - Về chủ thể, hợp đồng được giao kết bởi các bên không cùng quốc tịch (Giữa một bên có quốc tịch Việt Nam và một bên có quốc tịch khác).

    - Về đối tượng, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ngoài lãnh thổ Việt Nam.

    - Về nơi giao kết hợp đồng, hợp đồng được giao kết tại nước ngoài, có thể là tại nước của bên giao kết mang quốc tịch khác Việt Nam, hoặc tại nước thứ ba.

    Dựa vào những yếu tố trên, có thể thấy, với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì các bên giao kết hợp đồng rất dễ gặp phải các rủi ro như xung đột pháp luật giữa hai bên thực hiện hợp đồng, hoặc do các rủi ro khác trong quá trình vận chuyển, thanh toán,... dẫn đến những tranh chấp. Chính vì thế, khi giao kết hợp đồng, các bên cần cân nhắc kĩ lưỡng và soạn thảo ra một bản hợp đồng chi tiết và rõ ràng để tránh những rủi ro trong tương lai. Nên việc quy định và phân loại đối với hai loại hợp đồng trên là điều cần thiết. Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luật Thương Mại Việt Nam 2005 cũng quy định tại khoản 2 Điều 27 như sau: "Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương."

    Căn cứ theo Điều 834 Bộ Luật Dân sự 2005 về Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thì:

    - Hình thức của hợp đồng sẽ phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm hình thức hợp đồng, thì vẫn có hiệu lực về hình thức hợp đồng tại Việt Nam, nếu hình thức hợp đồng đó không trái với quy định pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    - Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng cũng sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác. Trong trường hợp hợp đồng không ghi rõ nơi thực hiện hợp đồng, thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Với việc Việt Nam hiện chưa trở thành thành viên của Công ước Viên 1980 (CISG) về mua bán hàng hóa quốc tế, nên việc thực hiện giao dịch Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có 1 bên là thương nhân Việt Nam thì Hợp đồng này có thể sẽ phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước bên chủ thể giao kết còn lại. Hoặc vẫn có thể sẽ phải tuân theo quy định của Công ước Viên nếu hợp đồng được giao kết tại nước của bên chủ thể giao kết còn lại (không phải Việt Nam) là thành viên của Công ước Viên và luật được áp dụng đối với việc thực hiện hợp đồng là luật của nước này có dẫn chiếu đến Công ước Viên, cụ thể tại điểm b, khoản 1 Điều 1 Công ước Viên 1980 có quy định về điều này.

    Như vậy, nếu theo pháp luật Việt Nam thì hợp đồng như vậy sẽ không được chấp nhận và không có giá trị pháp lý. Vì pháp luật Việt Nam không công nhận hợp đồng có chữ ký và con dấu photo.

     

     
    Báo quản trị |