Hãy kiểm tra nơi bạn đang đứng có đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy chưa!

Chủ đề   RSS   
  • #440380 02/11/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Hãy kiểm tra nơi bạn đang đứng có đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy chưa!

    Thời gian gần đây, các tỉnh, thành phố ở phía Bắc xảy ra liên hoàn các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người và tài sản, đặc biệt là tại các cơ sở kinh doanh karaoke, mặc dù thời điểm hiện nay không phải là mùa nóng mà nguyên nhân chính là do công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy còn kém.

    Vậy thì để đề phòng các vụ cháy nổ xảy ra, hơn ai hết, bạn phải là người tự bảo vệ mình bằng cách kiểm tra những điểm bạn thường xuyên lui tới như công ty, nhà ở, trường học hoặc các tụ điểm vui chơi…và ngay cả trên xe ô tô bạn đang đi có đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy hay chưa?

    Kiểm tra bằng cách nào? Mời các bạn xem hướng dẫn sau đây:

    ĐỐI VỚI CƠ SỞ (bao gồm nơi làm việc, nơi hội họp, vui chơi, giải trí hoặc thực hiện các hoạt động văn hóa khác…) phải có:

    - Nội quy về phòng cháy, chữa cháy (thường được gắn ở những nơi dễ nhìn, từ ngoài cửa bước vào);

    - Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy (thường được gắn ở các lối đi, nơi mọi người thường xuyên lui tới và những nơi có nguy cơ cháy, nổ cao).

    - Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy (đơn cử như biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn, vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước chữa cháy,…).

    Đặc biệt là biển chỉ dẫn thoát hiểm, nếu như nói đi đến đâu cần phải xác định vị trí của cái toilet trước tiên để kịp thời giải quyết nhu cầu khi cần thì cái thứ hai cần phải xác định, đó chính là lối thoát hiểm nhằm phòng ngừa khi có sự cố xảy ra)

    - Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt và việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.

    ĐỐI VỚI KHU DÂN CƯ

    - Nội quy về phòng cháy, chữa cháy và sử dụng điện, lửa và các chất dễ cháy, nổ

    - Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy.

    - Hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

    - Hệ thống giao thông, nguồn nước, phục vụ chữa cháy và các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy đảm bảo số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

    - Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

    ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH

    - Nơi đun nấu, thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống đển và thiết bị sử dụng điện phải đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

    - Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định phòng cháy, chữa cháy.

    - Có phương tiện phòng cháy chữa cháy (điển hình như bình cứu hỏa)

    ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI

    Lưu ý: Các loại xe có từ 04 chỗ ngồi trở lên và các phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có:

    - Nội quy về phòng cháy, chữa cháy.

    - Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy.

    - Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy (đơn cử như biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn).

    - Quy trình vận hành phương tiện, hệ thống điện và nhiên liệu và việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hóa trên phương tiện phải đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.

    - Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền cấp.

    - Có phương tiện chữa cháy (điển hình như bình cứu hỏa)

    ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH CAO TẦNG

    - Nội quy về phòng cháy, chữa cháy (thường được gắn ở những nơi dễ nhìn, từ ngoài cửa bước vào);

    - Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy (thường được gắn ở các lối đi, nơi mọi người thường xuyên lui tới và những nơi có nguy cơ cháy, nổ cao).

    - Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy (đơn cử như biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn, vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước chữa cháy,…).

    - Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt và việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.

    - Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa.

    - Tường, vách ngăn, trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.

    Những nơi bắt buộc phải có phương án phòng cháy, chữa cháy:

    1. Trường học: Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục có khối lớp học có khối tích từ 25.000 m³ trở lên; trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ có từ 06 nhóm, lớp trở lên.

    2. Bệnh viện: Bệnh viện tỉnh, Bộ, ngành; nhà điều dưỡng và các cơ sơ y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên.

    3. Nơi hội họp, vui chơi, giải trí và thực hiện các hoạt động văn hóa:

    - Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 800 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 1.000 chỗ ngồi trở lên; sân vận động có sức chứa từ 20.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi, giải trí đông người có khối tích từ 2.000 m³ trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 5.000 m³ trở lên.

    - Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp huyện trở lên; di tích lịch sử; công trình văn hóa, nhà hội chợ cấp tỉnh trở lên hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

    4. Chợ: Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 2.000 m² trở lên hoặc có khối tích từ 10.000 m³ trở lên.

    5. Nơi làm việc:

    - Cơ sở phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên.

    - Trung tâm chỉ huy, điều hành, điều khiển quy mô từ cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.

    - Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác từ 10 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m³ trở lên.

    - Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 1.000 m trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m³ trở lên; hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được có khối tích từ 1.000 trở lên.

    - Cơ sở hạt nhân; nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100 MW trở lên; nhà máy thủy điện có công suất từ 200 MW trở lên; trạm biến áp có điện áp từ 200 KV trở lên.

    - Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.

    - Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 10.000 m³ trở lên; bãi hàng hóa, vật tư cháy được có diện tích từ 10.000 m² trở lên.

    - Cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m³ trở lên.

    - Kho vũ khí, vật liệu nổ cố định, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.

    - Cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất chế biến hàng hóa khác có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B và có tổng diện tích nhà xưởng sản xuất từ 2.000 m² trở lên hoặc tổng khối tích từ 10.000 m² trở lên; có hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D và có tổng diện tích nhà xưởng sản xuất từ 5.000 m² trở lên hoặc tổng khối tích từ 25.000 m² trở lên.

    6. Nơi ở:

    - Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 10 tầng trở lên hoặc cao từ 5 tầng đến 9 tầng và có khối tích từ 25.000 m³ trở lên.

    - Nhà, công trình an ninh có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

    - Khu dân cư tập trung các căn, nhà có nguy cơ cháy, nổ cao mà khi xảy ra cháy có nguy cơ trở thành cháy lớn và thuộc tổ dân phố tại các đô thị và có các nhà liền kề chuyên sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy và cháy được với tổng số căn nhà liền kề từ 30 nhà trở lên hoặc thuộc thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và có các nhà, công trình phụ trợ nhà mái, tường bao làm bằng vật liệu dễ cháy với tổng số căn nhà từ 50 nhà trở lên; có làng nghề chuyên sản xuất chế biến hàng hóa dễ cháy và cháy được với tổng số căn nhà từ 25 nhà trở lên.

    7. Nơi hoạt động vận chuyển:

    - Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 500 xe ôtô trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 200 xe trở lên; nhà ga hành khách đường sắt cấp I, ga hàng hóa đường sắt cấp I;

    - Cửa hàng kinh doanh xăng, dầu có trữ lượng từ 101 m³ đến 210 m³; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 500 kg trở lên.

    >>> Chuyện nhỏ có thể bị phạt nếu doanh nghiệp không để ý

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật phòng cháy, chữa cháy 2001

    - Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013

    - Nghị định 79/2014/NĐ-CP

    - Thông tư 66/2014/TT-BCA.

     
    9098 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    danusa (04/11/2016) Virtue (04/11/2016) nguyenanh1292 (03/11/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #440430   03/11/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Bổ sung thêm ý của bạn trang_u đó là:

    Trong trường hợp các địa điểm nêu trên không đảm bảo đủ điều kiện nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tức là phạt tiền theo mức từ 100.000 đồng đến 25 triệu đồng, căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    - Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định hoặc để mất tác dụng hoặc nội quy, tiêu lệnh, biển báo cấm, biển chỉ dẫn mờ, không nhìn rõ chữ hoặc trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn không đúng quy cách thì bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng

    - Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn hoặc không chấp hành nội quy, quy định, không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy, chữa cháy hoặc ban hành các nội quy, quy định không đầy đủ nội dung thì bị phạt từ 300.000 – 500.000 đồng.

    - Không bố trí, niêm yết nội quy về phòng cháy chữa cháy bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng.

    - Không có hoặc có quy định, nội quy về phòng cháy, chữa cháy nhưng trái với văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước thì bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng.

    - Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy định kỳ hoặc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ thì bị phạt từ 300.000 – 500.000 đồng.

    - Trang bị, lắp đặt sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy chưa được kiểm định về chất lượng hoặc không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy nổ của cơ sở hoặc sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trức dùng vào mục đích khác…thì bị phạt từ 3 – 5 triệu đồng.

    - Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công trình hoặc làm mất, hỏng, mất tác dụng phương tiện hoặc không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy thì bị phạt từ 5 – 25 triệu đồng.

    Ngoài ra, nếu gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm tùy mức độ theo Bộ luật hình sự 1999.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    danusa (04/11/2016)
  • #440437   03/11/2016

    Elviss.Khoi
    Elviss.Khoi
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 3545
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 115 lần


    Mình đang làm hành chính văn phòng ở Tp.Hcm.

    Hôm vừa rồi ban quản lý tòa nhà có tập huấn kiến thức sinh tồn khi có cháy, tập huấn định kỳ 1 năm 1 lần, 1 công ty cử đi 1 người, mình thay mặt công ty đi học tập huấn. Lúc chưa đi cứ tưởng lên nghe tuyên truyền nhãm nhí cũng chán, nhưng không ngờ len học nhiều điều hay bổ ích. Cách hít thở né khói độc, tìm phương hướng, đập cửa kính, thoát hiểm, tầng an toàn khi có cháy v..v

    Thiết nghĩ các doanh nghiệp nên triển khai mời bên PCCC về để tập huấn kiến thức cho toàn thể nhân viên, đỡ được phần nào thì đỡ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Elviss.Khoi vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (03/11/2016)
  • #440439   03/11/2016

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    Elviss.Khoi viết:

    Mình đang làm hành chính văn phòng ở Tp.Hcm.

    Hôm vừa rồi ban quản lý tòa nhà có tập huấn kiến thức sinh tồn khi có cháy, tập huấn định kỳ 1 năm 1 lần, 1 công ty cử đi 1 người, mình thay mặt công ty đi học tập huấn. Lúc chưa đi cứ tưởng lên nghe tuyên truyền nhãm nhí cũng chán, nhưng không ngờ len học nhiều điều hay bổ ích. Cách hít thở né khói độc, tìm phương hướng, đập cửa kính, thoát hiểm, tầng an toàn khi có cháy v..v

    Thiết nghĩ các doanh nghiệp nên triển khai mời bên PCCC về để tập huấn kiến thức cho toàn thể nhân viên, đỡ được phần nào thì đỡ.

    Bạn học đc kỹ năng gì, share cho ace dân luật cùng biết có phải cùng vui, cùng an toàn ko :D

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tnhthainguyen vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (03/11/2016)
  • #440442   03/11/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Elviss.Khoi viết:

    Mình đang làm hành chính văn phòng ở Tp.Hcm.

    Hôm vừa rồi ban quản lý tòa nhà có tập huấn kiến thức sinh tồn khi có cháy, tập huấn định kỳ 1 năm 1 lần, 1 công ty cử đi 1 người, mình thay mặt công ty đi học tập huấn. Lúc chưa đi cứ tưởng lên nghe tuyên truyền nhãm nhí cũng chán, nhưng không ngờ len học nhiều điều hay bổ ích. Cách hít thở né khói độc, tìm phương hướng, đập cửa kính, thoát hiểm, tầng an toàn khi có cháy v..v

    Thiết nghĩ các doanh nghiệp nên triển khai mời bên PCCC về để tập huấn kiến thức cho toàn thể nhân viên, đỡ được phần nào thì đỡ.

    Bạn có thể chia sẻ cho bà con Dân Luật về những gì bạn được hướng dẫn kỹ năng PCCC không? Nghe thấy tò mò quá. 

     
    Báo quản trị |  
  • #440440   03/11/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Thực tế, thấy dạo này ở mình, cứ đợi đến mất bò mới lo làm chuồng, chẳng hạn như vụ bé trai bị tôn cứa cổ, rồi vụ cháy liên hoàn như hiện nay. Phải chăng chúng ta cần phải làm một thứ gì đó để chấn chỉnh tình trạng này?

     
    Báo quản trị |  
  • #440445   03/11/2016

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    trang_u viết:

    Đặc biệt là biển chỉ dẫn thoát hiểm, nếu như nói đi đến đâu cần phải xác định vị trí của cái toilet trước tiên để kịp thời giải quyết nhu cầu khi cần thì cái thứ hai cần phải xác định, đó chính là lối thoát hiểm nhằm phòng ngừa khi có sự cố xảy ra)

    Thực ra bạn @trang_u nói  cũng khá đúng.

    Tôi đi đâu bao giờ cũng có mấy thói quen:

    Đi các nơi cung cấp dịch vụ bao giờ cũng phải vào WC đầu tiên, 1 là rửa ráy tay chân mặt mũi cho sạch sẽ, 2 là quan sát xem quán này có sạch ko  muốn biết ai sạch hay bẩn, cứ vào phỏng ngủ, nhà tắm, wc của họ

    Đi các bãi xe rộng (đặc biệt hầm các TTTM) bao giờ cũng chụp lại vị trí để xe để tìm cho dễ.

    Đi các chung cư cao tầng bao giờ cũng ngó lối thang bộ và biển exit (cái này nhiều khi vội là hay quên, nhưng cứ đủng đỉnh là ngó :| Dạo này có thêm thói quen nữa đi đâu hay ngó quanh xem có camera an ninh ko, nhất là tại cây ATM.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tnhthainguyen vì bài viết hữu ích
    ntdieu (03/11/2016)
  • #440446   03/11/2016

    Elviss.Khoi
    Elviss.Khoi
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 3545
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 115 lần


    Vì mình không có nhiều thời gian để trường thuật đầy đủ nên mình xin tóm tắt nhứng điều đã học từ Ban cứu hộ PCCC sau đây. Lưu ý : Thông tin này áp dụng chủ yếu cho tòa nhà, khu thương mại, văn phòng, đây là những nơi tập trung đông và khó thoát hiểm, còn đám cháy ở hộ gia đình thì áp dụng tương tự nhưng dễ hơn.

    • Thứ 1 : 80% nguyên nhân gây chết ở hỏa hoạn không phải là " lửa " mà là " khói ". Khi đám cháy ở mức đỉnh điểm, nhiệt độ lửa là 4.600 độ C, nhiệt độ khói là 600 độ C, nên khi kẹt trong đám cháy thì hít phải khói độc, với nhiệt lượng cao sẽ gây tổn thương phổi, ngạt, gây xỉu, từ đó lửa mới bắt lan và làm tổn thương cơ thể. Do đó, nguyên tắc sinh tồn là " tránh hít thở " khói độc. Bằng cách : CUỐI NẰM RẠP NGƯỜI DƯỚI NỀN NHÀ, BÒ BÒ THEO NỀN NHÀ, VÌ KHÓI BAY LÊN CAO, LUÔN CÁCH ĐẤT 5-10CM, ĐÂY LÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN ĐỂ CÓ OXI ĐỂ THỞ VÀ TRÁNH ĐƯỢC KHÓI, LỬA CÒN TỨC LÀ OXY CÒN, OXY CÒN THÌ CỨ VIỆC THỞ. Nên nằm  trong góc tường, bò theo bờ tường, lần mò bằng tay vì góc tường ôxu lưu lại nhiều hơn ở giữa phòng, hơn nữa dùng tường để định vị đường lần mò ra cửa trong trường hợp khói cay mắt không thể thấy gì, hơn nữa ở giữa phòng dễ bị các vật dụng rơi xuống. Để giảm độc tố trong khói sử dụng khăn vải ước bịt mũi để hít thở, nếu không có nước có thể dùng nước tiểu, có thể tốt hơn nước thường. Trong trường hợp cơ quan có trang bị mặt nạ than phòng độc loại tiện dụng ( mấy trăm nghìn một cái ) thì quá tuyệt vời, hôm bữa mình có theo thử mặt nạ than loại dành cho mấy hộ gia đình, nhỏ, gọn, nhẹ.
    • Thứ 2 : Giả sử tòa nhà bạn có cháy, xác nhận tầng cháy bằng cách nhìn ra cửa sổ, nếu khói không thấy đâu tức là cháy trên, cháy trên thì chạy xuống theo thoát hiểm, nếu thấy khói bay lên qua cửa sổ là cháy dưới tầng mình, áp tay xuống nền hoặc trụ nhà để cảm nhận độ ấm, nếu xác minh được tầng nào cháy thì chạy lên cách đó 2-3 tầng. Vì, đa phần mọi người khi cháy theo tâm lý số đông sẽ chạy lên sân thượng, nhưng trong 1 vụ hỏa hoạn, 2 nơi chết nhiều nhất là tầng nơi phát ra ngọn lửa và tầng thượng, vì tốc độ bay lên của khói là cực kỳ cao và tụ lại ở sân thượng, lượng khói khổng lồ sẽ gây tổng thương phổi và cơ thể. Do đó chỉ cần lên cách tầng phát hỏa 2,3 tầng, tôc độ chảy trung bình của 1 căn phòng 100m2 là 30', do đó cách 2,3 tầng có thể duy trì được hơn 60', với khoảng thời gian này có thể phá kính cưa và kêu gọi cứu hỏa. VÌ cửa kính tòa nhà văn phòng bây giờ là kính cường lực nên đừng đâpj ở giữa kính, đập các điểm rìa xung quanh dễ vỡ hơn, nếu tòa nhà tập hoặc tầng bạn đang ở chỉ khoảng 3-5 tầng, có thể dùng dây vòi nước cứu hỏa cột lại đu xuống, dây rất chắc nhưng chiều dài có giới hạn.
    • Thứ 3 : Các vấn đề cháy nổ về bình ga. Trước khi học về PCCC mình rất sợ về cháy nổ bình ga, có một lần khi còn sinh viên mình đi làm phục vụ ở nhà hàng, lúc đó trong bếp cô đầu bếp làm gì ko biết nó bắt lửa lên cái bếp cháy lan cái bếp, lúc đó cô hoảng quá la lên mà ai thấy bếp ga cháy đều sợ nổ nên chạy hết, chỉ có chủ nhà hàng liều mình cứu tài sản của mình bằng bình xịt cháy, nên mình cứ ám ảnh mấy cái bình ga. Hôm đó mình có kể về trường hợp này cho anh công an bên PCCC và được thông não như sau. Anh ấy đưa mình một cái bật lửa và bảo mình bật lên, mình bật lên, anh ấy hỏi có sợ không, mình bảo thấy bình thường, anh ấy nói là bật lửa với bình ga thật chất như nhau, vì sao bật lửa ko sợ mà bình ga sợ bỏ chạy, vì bình ga nó to nhiều ga hơn ? Về kỷ thuật thì ga trong bình được nén lại hơn 250 lần, sau khi xả ra sẽ kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy được, bình được thiết kế hàn sắt, bên trong kín không khí không vào được, và thiết kế sao cho khí ga vừa ra bên ngoài là cháy hết không thể tràn vào trong, điều này dẫn đến viêc : BÌNH GA KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ PHÁT NỔ. ( cuối tháng 10/2016 PCCC TP.HCM có tập huấn tại 1 vài ngồi trường và cho sinh viên thực hành bật lửa châm trực tiếp vào cổ bình ga, mọi người ai cũng sợ nhưng sau khi nắm nguyên lý thì không sợ nữa ). Vậy nếu bình ga không thể nổ thì nguyên nhân gì dẫn đến các vụ hỏa hoạn bình ga gia đình ? là vì : RÒ RĨ KHÍ GA, Có nghĩa là cổ bình ga bị rò rỉ, có thể rỏ rỉ 1 ngày, 1 đêm, khi có tia lửa điện khi kích hoạt bình ga, khi mở cửa sắt, khi mở công tắc điện, một lượng lớn khí ga bao trùm căn phòng, dẫn đến chênh lệch áp suất nên gây nổ, đây gọi là : NỔ KHÍ GA chứ không có khái niệm NỔ BÌNH GA.
    • Thứ 4 : Nguyên nhân cháy nổ tại gia đình ngoài lửa trực tiếp, còn có do điện, máy nấu nước, bếp điện, phát ra nhiệt lượng lớn, khi sử dụng, tắt bếp khi hoàn thành công việc, đừng để dây điện nằm đè lên giấy hay các vật dễ cháy, dây điện âm tường nếu có các vật giấy hay dễ cháy xung quanh sau một thời dài sử dụng sẽ phát ra nhiệt lượng âm tường, làm giấy cháy từ từ dẫn đến cháy nổ tại các kho hàng, hộ gia đình v..v

    Đó là những gì mình học được và tiếp thu. Mọi người có thể chia sẽ cho gia đình, bạn bè, hàng xóm v..v để phòng cháy chửa cháy, vì nếu bạn biết có nhiều đến đâu nhưng hàng xóm, người xung quanh không biết thì cũng chết như bình thường mà thôi :)). Thanks all for reading

     

      

    Cập nhật bởi Elviss.Khoi ngày 03/11/2016 11:24:55 SA
     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Elviss.Khoi vì bài viết hữu ích
    ntdieu (03/11/2016) tnhthainguyen (03/11/2016) trang_u (05/11/2016) ta.luatsaoviet (07/11/2016)
  • #440471   03/11/2016

    miky_sn
    miky_sn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2016
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    Vẫn về bếp gas ạ

    Em thấy hiện tượng phổ biến xảy ra là khi bộ phận đánh lửa của bếp gas bị hỏng ta hay vừa đốt giấy vừa bật bếp gas hoặc bật bếp gas xong rồi mới đốt giấy sau đó là bếp lại cháy như bình thường.(ngày xưa khi còn sinh viên ở trọ dùng bếp gas mini thường xuyên gặp trường hợp này ạ)

    Tuy nhiên lưu ý quan trọng tránh nổ đó là phải bật lửa trước sau đó đưa ngọn lửa vào gần mâm bếp rồi mới bật bếp gas. Vì nếu bật bếp gas trước thì lượng gas thoát ra nhiều tạo thành vùng nguy hiểm, rất dễ gây cháy nổ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn miky_sn vì bài viết hữu ích
    trang_u (05/11/2016)
  • #440531   04/11/2016

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


     Mấy bạn cho mình hỏi xíu một vấn đề liên quan đến lối thoát hiểm. Thường mấy tòa nhà không cao lắm tầm 7 -10 tầng thì sẽ có thang máy, đường cầu thang bộ, nhưng tất cả đều dẫn ra lối cửa chính hoặc tầng hầm. Nhưng ngặt nỗi là tầng hầm hay để xe chật ních thì có cháy chạy xuống cả đám cũng kẹt.

    Nhưng vì diện tích của tòa nhà nhỏ như thường chỉ dài 10m là cao thì không biết sẽ giải quyết sao trong trường hợp này nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    trang_u (05/11/2016)
  • #440609   05/11/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    danusa viết:

     Mấy bạn cho mình hỏi xíu một vấn đề liên quan đến lối thoát hiểm. Thường mấy tòa nhà không cao lắm tầm 7 -10 tầng thì sẽ có thang máy, đường cầu thang bộ, nhưng tất cả đều dẫn ra lối cửa chính hoặc tầng hầm. Nhưng ngặt nỗi là tầng hầm hay để xe chật ních thì có cháy chạy xuống cả đám cũng kẹt.

    Nhưng vì diện tích của tòa nhà nhỏ như thường chỉ dài 10m là cao thì không biết sẽ giải quyết sao trong trường hợp này nhỉ?

    Từ các vụ cháy liên hoàn ở Hà Nội, nhắc nhở chúng ta rằng, cần phải có biện pháp phòng hờ khi xảy ra sự cố cháy. Như trường hợp bạn nói, có lẽ nên tìm cái ban công để mà nhảy xuống quá! Mình thấy 1 số nơi, có lối thoát hiểm, biệt lập bên ngoài tòa nhà. Lỡ có cháy xảy ra thì đi theo đường này, thấy cách này hay. Nhiều tòa nhà xây dựng sau này nên học hỏi.

     
    Báo quản trị |  
  • #440695   07/11/2016

    Elviss.Khoi
    Elviss.Khoi
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 3545
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 115 lần


    Bên cạnh tòa nhà mình làm việc có vài tòa nhà văn phòng tầm 10 tầng, lối thoát hiểm xây bằng sắt và lộ thiên chỉ có mái che mưa, nằm phía sau tòa nhà, Ở đây mà có cháy thì chạy ra và nhảy xuống vô tư luôn bạn, nhảy xuống không phải rơi thẳng xuống đất mà có mái nhà của các khu lân cận đỡ rồi :D , chứ không như tòa nhà tầm 20-30 tầng, lối thoát hiểm nằm bên trong tòa nhà nên như bạn nói chỉ có 1 lối xuống hầm.

     
    Báo quản trị |