> Toàn bộ điểm mới Luật hôn nhân gia đình 2014
Ngoại tình không chỉ dừng lại ở mức độ rạn nứt tình cảm, tan vỡ hạnh phúc gia đình… mà người ngoại tình còn phải gánh lấy hậu quả pháp lý cho hành vi mình gây ra. Cụ thể như sau:
1. Bị xử phạt hành chính
Điểm b khoản 1 điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định: “Xử phạt từ 1 đến 3 triệu đồng đối với hành vi đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác”.
Như vậy, ngoại tình ở mức độ “chung sống như vợ chồng” sẽ bị xử phạt theo quy định này.
Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
Điểm 3.1 khoản 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC
|
2. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh tại điều 147 Bộ luật Hình sự 1999 trong những trường hợp sau:
- Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v...
- Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
(Theo điểm 3.2 khoản 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC)
3. Gánh lấy “thiệt hại” khi ly hôn
Từ 01/01/2015, Luật hôn nhân và Gia đình 2014 chính thức có hiệu lực, theo đó việc chia tài sản chung khi ly hôn có xét đến yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, nếu vợ/chồng có hành vi ngoại tình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình khi ly hôn được chia tài sản chung ít hơn người kia. (Xem thêm tại đây)