Khi quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có hiệu lực pháp luật đồng nghĩa quyết định này sẽ kèm theo những hậu quả pháp lý nhất đinh:
Thứ nhất, hậu quả về mặt tố tụng. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 thì sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không thể khởi kiện lại để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật tranh chấp không thay đổi có nghĩa là người khởi kiện, người bị khởi kiện và tranh chấp giữa họ vẫn như trong vụ án mà Tòa án đã đình chỉ giải quyết trước đó. Trường hợp này vụ án sẽ bị lặp lại, do đó đương sự không thể khởi kiện lại. Tuy nhiên vẫn có trường hợp đương sự có quyền khởi kiện lại sau khi đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi vụ án đó bị đình chỉ bởi lý do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt; hoặc vì lý do Tòa án thụ lý sai trong trường hợp người khởi kiện không đủ điều kiện khởi kiện hoặc trước đó Tòa án chưa chấp nhận được quyền khởi kiện lại khi đủ điều kiện quy định này căn cứ tại Khoản 3, Điều 192 BLTTDS 2015.
Thứ hai, hậu quả về án phí. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi đối tượng trong vụ án cần giải quyết không còn hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì thì tiền tạm ứng án mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện từ bỏ yêu cầu khởi kiện thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.