Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

Chủ đề   RSS   
  • #493947 11/06/2018

    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

    Điều 12 Luật cạnh tranh 2004

    “Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.”

    Như vậy, khi chỉ tồn tại chỉ duy nhất một doanh nghiệp kinh doanh trên một thị trường hàng hóa, dịch vụ nhất định thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền. Vị trí độc quyền này có thể là do không có doanh nghiệp khác muốn tham gia thị trường hoặc do doanh nghiệp này sử dụng những cách thức để mua bản quyền duy nhất trên thị trường đó.

    Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền là những hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng.

    Pháp luật nghiêm cấm các doanh nghiệp thực hiện hành vi này (Điều 14 Luật cạnh tranh 2004) ngoại trừ một số ngành được chính phủ quy định về vị trí độc quyền, không tự thực hiện cách hành vi nhằm ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia thị trường thì không phải là lạm dụng vị trí độc quyền.

    Vị trí độc quyền đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường. Quyền lực thị trường ở đây chính là lợi thế về cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác: Nguồn nhiên liệu, giá cả, số lượng sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng, khả năng tài chính, thói quen tiêu dùng của khách hàng…Đối với khách hàng, quyền lựa chọn của khách hàng đã bị hạn chế, nhu cầu của khách hàng bị lệ thuộc vào khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ hội bóc lột bằng cách đặt ra những điều kiện giao dịch không công bằng.

    Về bản chất, lạm dụng vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh là việc các doanh nghiệp đã khai thác lợi thế mà quyền lực thị trường đem lại trong quan hệ với khách hàng để áp đặt những điều kiện giao dịch bất lợi cho khách hàng như áp đặt giá cao, áp đặt giá mua thấp, áp đặt các điều kiện mua bán bất hợp lý…Do đó, cạnh tranh đã không có cơ hội phát huy tác dụng đối với thị trường nói chung và đối với khách hàng, đối với người tiêu dùng nói riêng. Trong quan hệ cạnh tranh đối với đối thủ, các doanh nghiệp đã sử dụng lợi thế mà quyền lực thị trường đem lại để thực hiện các chiến lược cạnh tranh tiềm năng. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp đã làm giảm, làm cản trở sự phát triển tình trạng cạnh tranh trên thị trường. Dưới góc độ kinh tế, các doanh nghiệp thực hiện hành vi khai thác sự yếu thế của khách hàng; của các đối thủ để củng cố, duy trì vị trí hiện tại trên thị trường. Dưới góc độ pháp lý, khi thực hiện hành vi lạm dụng, các doanh nghiệp đã vi phạm nghĩa vụ đặc thù của doanh nghiệp có vị trí độc quyền “không được làm giảm mức độ cạnh tranh hiện có trên thị trường”.

    Việc thực hiện hành vi lạm dụng vị trí độc quyền có thể gây ra những thiệt hại cho một số đối tượng cụ thể, song nghiêm trọng hơn là làm suy giảm, cản trở tình trạng cạnh tranh của thị trường.

    Cập nhật bởi giangthingochuong ngày 11/06/2018 10:29:16 CH
     
    9734 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #493948   11/06/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Hậu quả của hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

    Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền (Điều 4 Luật cạnh tranh 2004) có nhiều tác động tiêu cực đến thị trường như: khi các doanh nghiệp có vị trí độc quyền thường tìm mọi cách để duy trì vị trí của mình bằng cách tiêu diệt các đối thủ tiềm năng, ngăn chặn việc tham gia vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới…Hay như việc các doanh nghiệp vị trí độc quyền thường sử dụng lợi thế này để tự định giá hàng hóa độc quyền, kìm hãm sản lượng hàng hóa để tăng giá bán nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch mà không chú trọng tới việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ…Tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra khan hiếm hàng hóa, giá cả leo thang và dẫn đến lạm phát, gây mất ổn định nền kinh tế, đặc biệt gây ra những hậu quả sau:

    Thứ nhất, trong quan hệ cạnh tranh với đối thủ, các doanh nghiệp đã sử dụng lợi thế mà quyền lực thị trường đem lại để thực hiện các chiến lược cạnh tranh tiềm năng. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp đã làm giảm, làm cản trở sự phát triển tình trạng cạnh tranh thị trường…gây ra tình trạng bất bình đẳng trong cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác

    Thứ hai, hành vi lạm dụng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp không từ hiệu quả kinh doanh mà từ những điều kiện thương mại bất lợi mà khách hàng phải gánh chịu. Lợi ích mà doanh nghiệp thu được có thể là các khoản lợi nhuận độc quyền, khả năng khống chế các yếu tố của thị trường như nguyên, vật liệu, nguồn cung…các chiến lược kinh doanh ở những thị trường khác được thực hiện….Điều này cho thấy bản chất bóc lột của hành vi lạm dụng bởi các khoản lợi ích mà doanh nghiệp thu được là do đã bóc lột được từ khách hàng bằng những nghĩa vụ vô lý hoặc không công bằng.

    Thứ ba, khi thực hiện hành vi lạm dụng, các doanh nghiệp đã vi phạm nghĩa vụ đặc thù của doanh nghiệp có vị trí độc quyền “không được làm giảm mức độ cạnh tranh hiện có trên thị trường”…điều này làm sai lệch, cản trở hoặc làm giảm cạnh tranh trên thị trường liên quan.

    Thứ tư, gây thiệt hại đối với Nhà nước, đó là không phát triển khoa học công nghệ, lãng phí nguồn lực và giảm các nguồn thu từ thuế.

    Cập nhật bởi giangthingochuong ngày 11/06/2018 10:28:14 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #494038   12/06/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN

    Việc ổn định và phát triển nền kinh tế là yêu cầu quan trọng mà nhà nước ta phải thực hiện khi nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc cải thiện môi trường cạnh tranh cũng là một động lực thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, với những thực trạng đã nêu trên, Việt Nam cần phải có những giải pháp nhằm chống hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao việc sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của mình, cụ thể bằng các giải pháp sau:

    Thứ nhất, Luật cạnh tranh 2004 quy định rõ ràng các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền để đảm bảo tính minh bạch và cụ thể. Tuy nhiên, việc này sẽ dẫn đến hạn chế là không kịp thời điều chỉnh những hành vi mới nảy sinh theo xã hội. Bởi lẽ, khi các doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thì thường có xu hướng tìm mọi biện pháp nhằm cạnh tranh một cách tối đa và triệt để nhất nhằm thu lợi nhuận, từ đó nảy sinh ra nhiều hành vi mới mà pháp luật chưa kịp quy định để áp dụng. Do đó, việc liệt kê cụ thể các hành vi lạm dụng đó cũng sẽ là một hạn chế mà pháp luật ta cần phải cân nhắc để sửa chữa hoặc bổ sung.

    Thứ hai, Nhà nước cần phải cải thiện pháp luật về cạnh tranh để cơ cơ chế cạnh tranh được vận hành trôi chảy, đặc biệt là quy định cụ thể hành vi cũng như mức xử lý nhằm hạn chế hành vi lợi dụng vị trí độc quyền. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật cần bổ sung những văn bản dưới luật còn thiếu, chưa hướng dẫn thi hành cụ thể và quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố nước ngoài khi nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

    Thứ ba, cần phải xây dụng một cơ chế giám sát đối với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. Cơ chế này có thể là do các bộ, ngành, chính quyền địa phương và thậm chí là do người tiêu dùng thực hiện. Công khai minh bạch thông tin về doanh nghiệp để các cơ quan quản lý có thể kiểm soát và người dân cũng có thể thực hiện quyền giám sát nhằm phát hiện sự lạm dụng độc quyền của các doanh nghiệp. Hạn chế các hành vi tạo vị trí độc quyền như: ký kết các khế ước của các doanh nghiệp, sát nhập doanh nghiệp, đặt điều kiện với các doanh nghiệp khác…

    Thứ tư, cần xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý, giám sát cạnh tranh với đầy đủ trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Các bộ, ngành và chính quyền địa phương cần có sự phối hợp đồng bộ với nhau và với các doanh nghiệp, người tiêu dùng. Việc theo dõi, giám sát các hành vi lợi dụng vị trí độc quyền phải được chặt chẽ, cụ thể hơn. Cần chú ý đến các hành vi lạm dụng độc quyền của các doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất, kinh doanh.

     
    Báo quản trị |