Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu qua các thời kì BLDS 1995, 2005, 2015

Chủ đề   RSS   
  • #502478 16/09/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu qua các thời kì BLDS 1995, 2005, 2015

    Vì hợp đồng là giao dịch dân sự nên những trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp dụng cho hợp đồng vô hiệu. Nhìn chung, từ BLDS 1995, 2005, 2015 thì hệ quả cuối mà các nhà làm luật hướng đến không thay đổi nhiều. Xoay quanh hệ quả hợp đồng vô hiệu này thì có 2 hệ quả chính:

    • Hệ quả giữa các bên giao dịch;
    • Hệ quả với bên thứ ba (quan hệ tay ba là quan hệ phức tạp nhất).

    Sau đây là các trường hợp cụ thể về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu:

     

     

    BLDS 1995

     

    BLDS 2005

     

    BLDS 2015

    Hệ

    quả

    luật

    định

    Điều 146. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập.

    2- Khi giao dịch dân sự vô hiệu, thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

    Tuỳ từng trường hợp, xét theo tính chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

    Điều 147.

    Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

    Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu, nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình, thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực; nếu tài sản giao dịch bị tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc trả lại cho người có quyền nhận tài sản đó, thì người thứ ba có quyền yêu cầu người xác lập giao dịch với mình bồi thường thiệt hại.

     

    Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

     

    Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.

    2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

     

    Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

    Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

    2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

    Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

    3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

     

    Như vậy, có 07 ý chính đáng lưu ý:

    Thứ nhất: Chấm dứt.

    Theo Điều 137 BLDS, “giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập”. Về nguyên tắc BLDS năm 2005 và BLDS năm 1995 không có thay đổi về hậu quả của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu, bởi theo Điều 146 BLDS năm 1995, “giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ t thời điểm xác lập”. Như vậy, khi giao dịch dân sự vô hiệu quyền và nghĩa vụ của mỗi bên không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Nếu hợp đồng mới xác lập chưa thực hiện thì các bên không thực hiện, còn trong trường hợp đang thực hiện thì không tiếp tục thực hiện nữa. Đến BLDS 2015 cũng không có thay đổi.

    Thứ hai: Hoàn trả lại tài sản.

    Vẫn theo Điều 137 BLDS, “khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Về nguyên tắc, BLDS năm 2005 và BLDS năm 1995 không có thay đổi. Bên nhận tài sản phải có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đã nhận. Đến BLDS 2015 cũng không thay đổi.

    Thứ ba: Khôi phục tình trạng ban đầu.

    Theo BLDS, “khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Nhìn chung khái niệm “khôi phục lại tình trạng ban đầu” và “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” là giống nhau. Nhưng phân tích kỹ thì đây là hai phạm trù khác nhau. Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận chỉ là một hoàn cảnh của việc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Đôi khi hoàn trả cho nhau những gì đã nhận không đủ để khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trong một số trường hợp, trước khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, một bên đã khai thác, xây dựng bổ sung trên tài sản có tranh chấp. Trong trường hợp này khôi phục lại tình trạng ban đầu như thế nào?

    Thứ tư: Bên nào có lỗi thì bồi thường

    Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, thì “bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Đây không phải là điều mới của BLDS 2015 vì nguyên tắc này cũng đã tồn tại trong BLDS 2015, 1995. BLDS quy định vấn đề bồi thường thiệt hại trong phần này là không thuyết phục. Với cách quy định như vậy, chúng ta có thể nghĩ rằng vấn đề bồi thường chỉ có thể xuất hiện khi hợp đồng vô hiệu. Trong thực tế, vấn đề bồi thường thiệt hại hoàn toàn có thể được giải quyết trong khi đó hợp đồng không bị tuyên bố vô hiệu.

    Thứ năm: Tịch thu tài sản

    Về cơ bản qua 3 thời kì cũng không có thay đổi lớn gì về ý nghĩa. Tịch thu tài sản theo BLDS, tài sản hoa lợi, lợi tức chỉ thu khi có quyết định phát luật.

    Thứ sáu: Bảo vệ người ngay tình thứ ba

    Bảo vệ người thứ ba ngay tình là một nội dung được quan tâm nhiều khi sửa đổi BLDS 2005 và ngày nay được quy định tại Điều 133 BLDS 2015. Sự khác biệt đầu tiên trong các quy định tại Điều 133 BLDS 2015 đó là việc ở khoản 1 điều này, các nhà làm luật thay thế cụm từ “tài sản giao dịch là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu” được sử dụng tại khoản 1 Điều 138 BLDS 2005 bằng cụm từ “tài sản không phải đăng ký”. Ở khoản 2, tương tự như trên, thay vì sử dụng cụm từ “bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu” như ở khoản 2 Điều 138 BLDS 2005 thì tài sản ở đây phải hiểu là “tài sản phải đăng ký”

    Sở dĩ có sự thay đổi này là vì có những tài sản phải đăng ký nhưng không phải đăng ký quyền sở hữu và ví dụ được đưa ra là đăng ký xe máy (chỉ là đăng ký lưu thông).

    Thứ bảy, bảo vệ chủ sở hữu

    Trong BLDS 1995, 2005, liên quan đến giao dịch dân sự không có quy định về bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu khi tài sản đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình bằng một giao dịch dân sự được thừa  nhận có hiệu lực. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã có quy định theo hướng bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản tại khoản 3 Điều 133.

     
    10432 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    Lstieulong (23/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận