Hát karaoke trong xóm như thế nào để không vi phạm pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #561124 27/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Hát karaoke trong xóm như thế nào để không vi phạm pháp luật?

    Hát karaoke đúng luật

    Hát karaoke đúng luật - Ảnh minh họa 

    Pháp luật nghiêm cấm những hành vi vi phạm quy chuẩn về tiếng ồn trong khu dân cư, vậy phải kiểm soát việc hát karaoke như thế nào để không bị xử phạt?

    Thứ nhất, hát đến khi nào?

    Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về đảm bảo sự yên tĩnh chung như sau:

    “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

    ...”

    Như vậy thời gian giới hạn để bạn có thể “gây tiếng động lớn” tại khu dân cư là đến 22 giờ tức 10 giờ tối! Nếu quá thời gian đó bạn vẫn hát, mức phạt tối đa đến 300.000 đồng.

    Thứ hai, hát to cỡ nào?

    Mục 2.1 Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn như sau: 

    TT

    Khu vực

    Từ 6 giờ đến 21 giờ

    Từ 21 giờ đến 6 giờ

    1

    Khu vực đặc biệt

    55

    45

    2

    Khu vực thông thường

    70

    55

    Trong đó:

    "Khu vực đặc biệt" là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác.

    "Khu vực thông thường" gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.

    Tiếp đó, Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn:

    “1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

    10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.”

    Theo quy định trên, mức ồn vượt quá quy định cho phép thì có thể bị phạt nhẹ nhất là cảnh cáo, nặng nhất có thể phải nộp phạt đến 160.000.000 đồng, bạn phải lưu ý độ ồn nhé!

    Ngoài ra Khoản 2 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

    “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.”

    Sử dụng loa phóng thanh cũng bị phạt thêm tiền, đừng quên điều này!

    Thứ 3, khi hàng xóm hát to

    Trước hết, hãy thương lượng, nhắc nhở trực tiếp 

    Nếu họ vẫn cố tình, giờ bạn đã biết những quy định xử phạt, chỉ cần mời cơ quan chức năng tại khu vực (công an phường, dân phòng) tới làm chứng hoặc bạn có thể tự quay phim, chụp ảnh, ghi lại mức đo tiếng ồn rồi báo cáo về hành vi vi phạm. Lúc này chỉ cần một chiếc bóng áo xanh "gõ cửa" chắc chắn hàng xóm của bạn phải dừng hát ngay thôi!

    Như vậy, muốn không bị xử phạt khi hát karaoke tại khu vực thì bạn không được hát từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng, không sử dụng loa phóng thanh và chú ý độ ồn của âm thanh.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 28/10/2020 09:47:06 SA
     
    6068 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561143   27/10/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.” Đúng là nhiều nhà sử dụng cả loa phóng thanh để phát nhạc cùng hát karaoke. Cảm ơn bạn đã chia sẽ về chủ đề này.
     
     
    Báo quản trị |