Vật liệu nổ là gì?
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
- Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
- Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
Hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt như thế nào?
Theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt như sau:
- Người nào chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức;
+ Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
+ Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
+ Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
+ Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Tóm lại, tùy theo mức độ và tính chất của của hành vi vi phạm mà người chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất là chung thân trong trường hợp:
- Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
- Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người có hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.