Hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu?

Chủ đề   RSS   
  • #613678 04/07/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 105 lần


    Hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu?

    Thông tư 18/2024/TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/7/2024 thay thế cho Thông tư 19/2016/TT-NHNN bổ sung thêm quy định hạn mức rút tiền đối với thẻ tín dụng.

    Chính vì thế, không ít người thắc mắc hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu?

    Thẻ tín dụng là một công cụ tài chính hữu ích, giúp người dùng thực hiện các giao dịch mua sắm và thanh toán một cách tiện lợi. So với Thông tư 19/2016/TT-NHNN, Thông tư 18/2024/TT-NHNN đã bổ sung thêm hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài và tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa trong một tháng.

    (1) Hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu?

    Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Căn cứ Điều 13 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hạn mức thẻ như sau:

    - TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và quy định pháp luật có liên quan.

    - Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày.

    - Đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng.

    - Đối với thẻ trả trước, TCPHT quy định cụ thể hạn mức số dư, hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ và hạn mức giao dịch; đảm bảo số dư tại mọi thời điểm trên một thẻ trả trước vô danh không được quá 05 (năm) triệu đồng Việt Nam;

    + Tổng hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch rút tiền mặt, giao dịch chuyển khoản, giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ) trên một thẻ trả trước định danh không được quá 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng.

    Như vậy, đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng. Đây là điểm hoàn toàn mới so với Thông tư 19/2016/TT-NHNN (đã hết hiệu lực vào ngày 01/7/2024)

     

    (2) Ưu điểm và nhược điểm khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    -Tiện lợi và nhanh chóng: Có thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại các ATM trên toàn thế giới, bất kỳ lúc nào.

    -Quy trình, thủ tục đơn giản: Trong trường hợp rút tiền mặt từ phòng giao dịch thì quy trình rút đơn giản, không yêu cầu nhiều giấy tờ hay thủ tục phức tạp, thời gian nhận tiền nhanh chóng.

    -Có tính phí khi rút tiền mặt: Ngân hàng thường áp dụng một khoản phí cho mỗi lần rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.  Thông thường sẽ giao động 1-4% cho mỗi lần giao dịch.

    -Phát sinh lãi suất cao khi không thanh toán đúng hạn.

    -Ảnh hưởng đến điểm tín dụng: Rút tiền mặt thường xuyên có thể bị coi là dấu hiệu của việc quản lý tài chính kém và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn.

    (3) Thẻ tín dụng có được phép chuyển khoản không?

    Theo Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về phạm vi sử dụng thẻ như sau:

    - Thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh được sử dụng để thực hiện các giao dịch thẻ theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT.

    - Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT; không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.

    - Thẻ trả trước vô danh chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán trên lãnh thổ Việt Nam; không được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử và không được rút tiền mặt.

    - Thẻ phụ phát hành cho chủ thẻ phụ dưới 15 tuổi không được rút tiền mặt và chỉ được sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và phù hợp với phạm vi sử dụng theo thỏa thuận bằng văn bản giữa TCPHT và chủ thẻ chính.

    - Thẻ được sử dụng để thanh toán tiền mua các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.

    - Thẻ chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu đảm bảo khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ thẻ 

    Như vậy, cá nhân khi sử dụng thẻ tín dụng thì không được phép chuyển khoản, chỉ được phép rút tiền mặt cũng như thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hàng hóa.

    Tóm lại, đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng.

    Bên cạnh đó, khi sử dụng thẻ tín dụng thì không được phép chuyển khoản, chỉ được phép rút tiền mặt cũng như thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hàng hóa.

     
    374 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận