Gửi xe miễn phí ở quán ăn bị mất thì ai là người đền?

Chủ đề   RSS   
  • #616767 25/09/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27652
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 575 lần
    SMod

    Gửi xe miễn phí ở quán ăn bị mất thì ai là người đền?

    Trường hợp gửi xe tại quán ăn (miễn phí) có bảo vệ trông coi thì khi xảy ra mất trộm ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Gửi xe miễn phí ở quán ăn bị mất thì ai là người đền?

    Đối với trường hợp gửi xe tại quán ăn mà có bố trí nhân viên giữ xe (dù là nhân viên của quán hay nhân viên của công ty dịch vụ, công ty bảo vệ) thì về mặt pháp luật, giữa cửa hàng và khách hàng cũng đang tồn tại một hợp đồng gửi giữ tài sản.

    Theo đó, tại Điều 554 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: 

    “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.

    Từ quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp bên gửi thực hiện chuyển giao tài sản, đồng thời chuyển quyền chiếm hữu, quản lý tài sản cho bên nhận gửi giữ tài sản thì bên nhận trong trường hợp này có nghĩa vụ phải bảo quản và trông giữ trong suốt thời hạn do các bên thỏa thuận.

    Mặt khác, tại khoản 1 Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có nêu rõ, giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. 

    Như vậy, trường hợp khách hàng đến các quán ăn mà có vé gửi xe hoặc có nhân viên, chủ cửa hàng, nhân viên bảo vệ trông giữ xe cho khách thì đều có thể xem là giao kết hợp đồng gửi giữ dưới hình thức là giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể.

    Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 556 Bộ Luật Dân sự 2015 thì bên gửi xe nếu bị mất xe có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

    Đồng thời, bên phía cửa hàng hay người nhân viên giữ xe cũng phải có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định tại khoản 4 Điều 557 Bộ Luật Dân sự 2015.

    Tóm lại, việc gửi xe giữa khách hàng và chủ quán ăn về bản chất được xem là một giao dịch dân sự, việc xác lập giao dịch gửi xe có thể được thực hiện thông qua hành động hoặc lời nói cụ thể. 

    Ví dụ như khi nhân viên hướng dẫn đậu đỗ xe, ghi vé xe đưa cho khách hàng được xem là hành vi giao kết hợp đồng gửi giữ xe giữa khách hàng và quán ăn và cũng lưu ý vé xe được dùng để chứng minh tồn tại quan hệ gửi giữ giữa các bên mà không phải là hợp đồng gửi giữ tài sản.

    Thế nên, trường hợp xảy ra mất trộm thì phía quán ăn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng.

    (2) Mức bồi thường khi bên trông giữ xe làm mất xe là bao nhiêu?

    Thông thường, việc xác định mức bồi thường sẽ đo các bên tự thỏa thuận với nhau. Việc xác định mức bồi thường trong trường hợp này dựa vào giá trị của chiếc xe bị mất. Theo đó, có thể tham khảo theo một số cách xác định giá trị như sau:

    - Thuê tổ chức thẩm định giá.

    - Tham khảo giá tại một số hãng bán xe cũ.

    - Tính giá trị xe còn lại như cách tính lệ phí trước bạ xe cũ

    Theo đó, hiện nay, các bên trong trường hợp này có thể tham khảo những cách xác định mức bồi thường đối với chiếc xe bị mất theo những cách như đã nêu trên.

     
    184 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận