Gửi đơn khởi kiện mà Tòa không thụ lý, người dân phải làm gì?

Chủ đề   RSS   
  • #545627 08/05/2020

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Gửi đơn khởi kiện mà Tòa không thụ lý, người dân phải làm gì?

     

    Mình gặp rất nhiều trường hợp hỏi về việc đã nộp đơn lên tòa để yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng rất lâu (mấy tháng, thậm chí là mấy năm) không nhận được phản hồi từ tòa. Vậy trường hợp này cần phải làm gì?

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015

    1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

    Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

    2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

    a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

    b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

    c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

    d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

    Về thời hạn xét xử tại điều 203 BLTTDS 2015:

    a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của BLTTDS thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

    b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của  BLTTDS thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

    Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    Như vậy, nếu quá thời hạn nêu trên người khởi kiện cần xem xét và tham khảo cách giải quyết sau:

    - Xem xét đơn khởi kiện có đúng quy định chưa? Nếu chưa thì thực hiện các quy định về khởi kiện dân sự theo quy định và hướng dẫn trong một số trường hợp cụ thể.

    - Trường hợp không hiểu về Luật thì có thể nhờ hỗ trợ từ Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình

    - Trong trường hợp đã tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định nhưng vẫn không được thụ lý thì người khởi kiện có thể làm đơn khiếu nại, kiến nghị lên Chánh án Tòa án nhân dân nơi bạn nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết hoặc phản ánh với người có thẩm quyền về việc  chậm trễ giải quyết khi tiếp nhận đơn của cán bộ Tòa án.

     
    12852 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    admin (03/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #552953   27/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Theo quy định hiện nay việc nhận đơn hay thụ lý đơn đều là “trách nhiệm” mà tòa án buộc phải thực hiện và có quy định cụ thể về thời gian, thủ tục về việc thông báo thụ lý vụ án. Nên điều quan trọng là người nộp đơn nên tìm hiểu kỹ về việc nộp đơn khởi kiện của mình sao cho đúng quy định và thực hiện trách nhiệm nộp tiền tạm ứng án phí thì đơn của mình mới được thụ lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #576422   24/10/2021

    Pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên trong thực tế, ngay từ khâu nộp đơn khởi kiện không ít người dân đã gặp khó khăn. Việc Tòa án liên tục phớt hẹn không giải quyết yêu cầu khởi kiện hợp lệ là vi phạm pháp luật về thủ tục tố tụng. Bên cạnh các cách giải quyết như bài viết đã nêu, người khởi kiện còn có thể công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng là một trong những biện pháp có tác dụng, nhằm ngăn chặn những hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân….

     

     
    Báo quản trị |  
  • #576545   28/10/2021

    Gửi đơn khởi kiện mà Tòa không thụ lý, người dân phải làm gì?

    Trong bài viết, tác giả đã đặt ra câu hỏi là gửi đơn khởi kiện mà Tòa án không thụ lý thì người dân phải làm gì?Thật sự thì đây không phải một vấn đề hiếm gặp trong thực tế.

    Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thì đơn khởi kiện đều được Tòa án thụ lý.

    Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trong các trường hợp như người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật; sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Tòa án có quyền trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

    Tác giả đã nếu lên vấn đề nhưng cách trả lời thì chưa thật sự đi vào trọng tâm cũng như giải quyết vấn đề một cách thật sự có hiệu quả để mọi người tham khảo. Cảm ơn tác giả và mong tác giả có thể rút kinh nghiệm trong những bài viết sau. Trên đây chỉ là những góp ý theo quan điểm cá nhân của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #578419   26/12/2021

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Vấn đề này trong thực tế xảy ra rất nhiều, nhưng hầu như mọi người không biết phải làm thế ào khi đã gửi đơn kiện nhưng mãi mà không nhận được phản hồi nào. Thông tin bài viết của bạn đã giải quyết được vướng mắt chung của rất nhiều người. Hy vọng là sẽ có nhiều người đọc được bài viết của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #578602   28/12/2021

    Gửi đơn khởi kiện mà Tòa không thụ lý, người dân phải làm gì?

    Cảm ơn tác giả đã cung cấp những thông tin rất hữu ích. Ngay từ khâu đầu tiên người nộp đơn nên tìm hiểu hoặc nhờ luật sư tư vấn để đảm bảo rằng mình đã làm đúng theo quy định. Sau đó nếu quá thời hạn mà ko nhạn được thông báo thụ lí từ Toà án thì có thể khiếu nại

     
    Báo quản trị |