SỬA ĐỔI DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI 2013
ĐẾN TỪ: LÊ MINH VŨ, THANH HÓA
Chương 1 Những quy định chung
Điều 1 dự thảo sửa đổi bổ sung (nguyên văn dự thảo).
Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Phạm vi điều chỉnh (sửa đổi dự thảo)
Xin bổ sung thêm: Cụm từ “quản lý” nhằm làm rõ vai trò quản lý của nhà nước và thêm từ “trong” để thể hiện rằng chủ sở hữu là thành viên trong nhân dân, cụ thể như sau:
Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện quản lý chủ sở hữu trong toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Xin được lý giải như sau: Luật đất đai 1988; 1993 Điều 1 đều quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.”.
- Tại thời điểm luật đất đai sửa đổi 2003. Hiến pháp 1992, Chương 2, Ðiều 17 Quy định rõ: “Ðất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”
+ Như vậy với Điều 1 Luật đất đai 2003 (sửa đổi) quy định: “Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất” là không phù hợp bởi vì tại thời điểm sửa đổi đất đai 2003, Hiến pháp đang quy định lĩnh vực này “đều thuộc sở hữu toàn dân”
- Hiện tại Điều 1 Luật đất đai 2003 và điều 1 dự thảo luật đất đai 2013 là không thay đổi.
+ Để làm rõ hơn quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhân dân, Nhà nước thống nhất quản lý và sự phù hợp giữa dự thảo Hiến pháp 2013 và dự thảo Luật đất đai 2013 tôi xin trích dẫn dự thảo Hiến pháp 2013 sửa đổi bổ sung tại Chương 3, Điều 54 (sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25) nêu:
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Xin lý giải: Trong đó hình thức sở hữu của người dân được xem là một hình thức sở hữu tài sản của mình. Trong thuật ngữ nền kinh tế thị trường; kinh doanh đất đai gọi là kinh doanh bất động sản.
Trên thực tế vốn kinh doanh và hàng hóa kinh doanh bao giờ cũng là tài sản của người kinh doanh. Đối với tài sản là bất động sản như đất đai và tài sản gắn liền trên đất lại có nguồn gốc do ông cha di chúc, thừa kế, mua hoặc do công sức tạo dựng trước 1988 hoặc nhận quyền sử dụng đất mà người nhận đã hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước và người chuyển nhượng thì đất đai có được xác lập bởi tài chính cá nhân nên quyền sở hữu phải thuộc cá nhân đó.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
Xin lý giải: Trong phát triển nền kinh tế Quốc dân bao gồm: sản xuất, kinh doanh do Nhà nước làm chủ sở hữu; Doanh nghiệp tư nhân làm chủ sở hữu và cá nhân, các hộ gia đình làm chủ sở hữu. Trong đó đất đai được xác định là công cụ sản xuất đồng thời là hàng hóa kinh doanh, nên công cụ sản xuất và hàng hóa kinh doanh phải được xác định riêng cho chủ sở hữu của nó.
Điều 55 (sửa đổi, bổ sung Điều 24, Điều 26)
1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường; thực hiện sự phân công, phân cấp quản lý nhà nước giữa các ngành, các cấp, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm phát triển hợp lý, hài hòa giữa các vùng, địa phương và tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
2. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức hợp tác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cùng có lợi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Xin lý giải: Trong Điều 55, khoản 1 và khoản 2 thể hiện vai trò của Nhà nước là Quản lý, điều hành nền kinh tế thị trường và thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại.
Điều 56 (sửa đổi, bổ sung các điều 22, 23 và 25)
1. Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
Xin lý giải: Khoản 1 quy định: “Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh” bao gồm tổ chức trong, ngoài Quốc doanh và cá nhân, hộ gia đình được tự do kinh doanh cạnh tranh bình đẳng. Nếu cùng kinh doanh một bên được quyền sở hữu, một bên không được quyền sở hữu sẽ không bình đẳng do vậy khoản 2 quy định: “Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền”, điều này hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế thị trường trong việc xác định chủ sở hữu kinh doanh bất động sản, (chủ sở hữu bất động sản, đất đai).
3. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, tổ chức theo giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.
Xin lý giải: Nếu Nhà nước làm chủ sở hữu về đất đai có nghĩa tài sản là bất động sản thuộc về nhà nước sẽ đồng nghĩa với Quốc hữu hóa, như vậy sẽ không phù hợp với khoản 3 Điều 56 Hiến pháp. Để không bị quốc hữu hóa nên cho các thành phần kinh tế được chủ sở hữu bất động sản, đất đai của mình, trong trường hợp xác định đủ điều kiện làm chủ sở hữu, nhưng phải chịu sự quản lý của nhà nước thông qua văn bản pháp luật quy định.
Điều 57 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18)
Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.
Xin lý giải: Đất đai tài nguyên… không xác định là của các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thì sẽ là tài sản công, nhà nước đầu tư nên “Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật” là đúng.
Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18)
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Xin lý giải: Khoản 1 quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt” và khẳng định vai trò quản lý của Nhà nước là “quản lý theo quy hoạch và pháp luật”. Khoản 2 quy định: “Quyền sử dụng đất là quyền tài sản” khi xác định tài sản là của ai thì chủ sở hữu phải thuộc về người đó, đó là quyền sở hữu chính đáng của họ.
Chương 2; Mục 1 Quyền của Nhà nước đối với đất đai
Điều 12. (nguyên văn dự thảo)
Sở hữu đất đai
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
2. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai như sau:
a) Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Quyết định mục đích sử dụng đất;
c) Quy định về hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất và
thời hạn sử dụng đất;
d) Quyết định thu hồi đất;
đ) Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất;
e) Định giá đất;
g) Quyết định các chính sách tài chính về đất đai;
h) Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Điều 12. (xin sửa đổi dự thảo)
Sở hữu đất đai
Xin được thay cụm từ “sở hữu” bằng cụm từ “quản lý”như sau:
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý.
2. Nhà nước thực hiện quyền đại diện quản lý về đất đai như sau:
a) Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Quyết định mục đích sử dụng đất;
c) Quy định về hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất và
thời hạn sử dụng đất;
d) Quyết định thu hồi đất; Trưng mua hoặc trưng dụng đất
đ) Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất;
e) Định giá đất;
g) Quyết định các chính sách tài chính về đất đai;
h) Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Xin lý giải:
- Với nền kinh tế thị trường, Luật kinh doanh bất động sản đã hình thành các hình thức sở hữu, dựa trên căn cứ pháp luật quy định.
- Hình thức sở hữu là tổ chức, cá nhân; đất đai có được do đầu tư bằng tài chính và công sức của tổ chức, cá nhân, thì đó là tài sản riêng của tổ chức, cá nhân đó. Trường ợp này Nhà nước trao quyền làm Chủ sở hữu đất đai cho họ đồng thời Nhà nước chỉ nên giữ vai trò quản lý thông qua nội dung Hiến pháp và pháp luật quy định.
- Có ý kiến cho rằng nếu trao quyền sở hữu cho người dân thì sau này sẽ khó khăn trong việc thu hồi đất, để phát triển, mở rộng về An ninh, Quốc phòng, Y tế, Giáo dục, Giao thông và các loại công trình phúc lợi xã hội khác … Trên thực tế Nhà nước đã hoàn toàn chủ động ban hành các thể thức văn bản pháp luật do vậy việc Nhà nước đại diện chủ sở hữu là không cần thiết.
- Việc thay cụm từ “chủ sở hữu” bằng cụm từ “quản lý” Nhằm đáp ứng khoản 3 Điều 56 Dự thảo Hiến pháp 2013 là: “Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
- Xin được bổ sung thêm cụm từ: “trưng mua, trưng dụng” vào điểm d, khoản 2, Điều 12 bởi cụm từ này có liên quan đến tính chất các công trình, sự việc cụ thể. Trường hợp nào thì áp dụng văn bản nào.
Chương 6 Mục 1 Thu hồi đất
Điều 67.
- Xin bổ sung thêm khoản 2 vào Điều 67 như sau:
+ Khi hết thời hạn cho Doanh nghiệp thuê đất 50 năm, người dân được nhận thêm quyền lợi gia hạn cho thuê đất tương ứng với thời hạn mà Nhà Nước gia hạn cho thuê lại hoặc được góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo giá trị mà Pháp luật quy định tại thời điểm gia hạn.
Xin lý giải: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại khoản 3 Điều 56 (sửa đổi, bổ sung các điều 22, 23 và 25) quy định:“Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”do vậy việc bổ sung thêm khoản 2 vào Điều 67 là thiết, tránh việc làm mặc nhiên thi hành quốc hữu hóa từ hôm nay.
Chương 10; Mục 1 Thời hạn sử dụng đất;
Điều 120. (nguyên văn dự thảo)
Đất sử dụng ổn định lâu dài
Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:
1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều
126 của Luật này;
3. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
4. Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
khác của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà
nước giao có thời hạn, cho thuê;
+ Điều 120 xin bổ sung thêm khoản 5 như sau:
5. Đất vườn trong vườn đất ở; đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm đang sử dụng ổn định mà nguồn gốc đất không phải là đất được Nhà nước giao có hời hạn, cho thuê;
- Xin lý giải:
+ Đất sử dụng ổn định lâu dài, Điều 120, khoản 1 có quy định: “Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng” trong khi đất ở quy định tối đa là 200m2/hộ mà thực tế diện tích đất trong vườn nhà lại lớn hơn 200m2, vậy nên bổ sung cụm từ “ Đất vườn, trong vườn đất ở” cho số đất vượt trội này là cần thiết.
+ Trên thực tế về nguồn gốc đất và hồ sơ quản lý đất đai, thể hiện đất sản xuất nông nhiệp có hai loại gồm:
a) Đất nông nghiệp nhà nước giao có thời hạn cho các hộ gia đình đó là các hộ trong Hợp tác xã (HTX) đất này nhà nước có được từ việc nhà nước thực hiện các chính sách về đất đai trong chuyển giao chế độ (trong và sau cải cách ruộng đất).
b) Đất nông nghiệp của các hộ gia đình có từ chế độ cũ mà thời điểm chuyển giao chế độ, thực hiện các chính sách về đất đai, họ không thuộc diện bị tịch thu và họ cũng không vào HTX nên đất của họ canh tác ổn định từ nhiều thập kỷ cho đến nay. Trường hợp này nên xếp vào đất nông nghiệp sử dụng ổn định mà nguồn gốc đất không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê. Điều này hoàn toàn phù hợp với khoản 3, Điều 16 của dự thảo luật đất đai 2013 là: “Công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định phù hợp với quy định của Luật này”.
Góp ý sửa đổi bổ sung Luật đất đai 2013 này có sự kết hợp với dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2013. Kính trình Ban chỉ đạo xem xét vì lợi ích chung của Nhân dân.
Người viết góp ý:
Lê Minh Vũ – Thanh Hóa
Email: vutan326798@gmail.com (0913128167)
Xin đọc thêm ở files đính kèm !
* THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.
* Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967
* Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167
* Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/
* Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts