Góp tiếng nói về chủ quyền quốc gia trên Biển đông

Chủ đề   RSS   
  • #106220 28/05/2011

    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Góp tiếng nói về chủ quyền quốc gia trên Biển đông

    Thưa các bạn !
    Câu chuyện Biển đông và các đảo tranh chấp ở Biển đông đến lúc phải lên tiếng gấp rút hơn bao giờ hết. Nếu theo đà này sự bình an trên Biển đông trong tương lai rất mong manh. và sớm muộn gì cuộc chiến thật sự trên Biển đông sẽ nổ ra.
    Trung quốc đòi chủ quyền đến 80% diện tích trên Biển đông, đòi đàm phán song với từng nước một có tranh chấp trong khi tất cả các nước khác đồng ý với nhau đàm phán đa phương. Cuộc chiến này chưa có hồi kết thì liên tiếp có nhiều thông tin mạng đưa tin Trung quốc đang gấp rút lên kế hoạch đánh chiếm Trường sa.
    Chúng ta nên hành xử như thế nào để buộc Trung quốc ngồi vào bàn đàm phán đa phương càng sớm càng tốt.

     
    52397 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang «<456
Thảo luận
  • #116605   10/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Đẩy mạnh chiến dịch thông tin biển đông ra thế giới

    Thưa các bạn !
    Dân tộc Việt Nam, không phân biệt thành phần, giai cấp; không phân biệt ở trong nước hay nước ngoài; già trẻ, gái trai đều hướng về Biển đông và các quần đảo thân yêu của Tổ quốc. Tất cả mọi chúng ta đều rất lo ngại bởi thủ đoạn của Trung quốc từ "thái độ nghiêm khắc" đến 'hành động nghiêm khắc" và lăm le phá hoại cuộc sống của nhân dân ta. Chúng ta rất cảm động và rất thương yêu bộ đội hải quân của chúng ta đang ngày đêm canh gát và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ vững chắc Biển đảo của Việt Nam.
    Mong tất cả chúng ta hãy "đẩy mạnh chiến dịch thông tin Biển đông ra thế giới" để làm sáng tỏ những hành vi và âm mưu của Trung quốc trên Biển đông, không những bây giờ mà còn lâu dài nữa. Qua đó, thế giới và nhân dân Trung quốc hiểu được đâu là đúng, đâu là sai.

    Mong các bạn cùng tham khảo lời kêu gọi qua lá thư của Nhóm Truyền thông - Trung Tâm Dữ Liệu Hoàng Sa :

     Chào các bạn,

    Tôi mong muốn gửi lá thư ngỏ này không chỉ tới tất cả các bạn đọc của HSO, mà còn tới tất cả các bạn Việt Nam cũng như những người bạn khác yêu quý Việt Nam với mong muốn cùng chung tay "Hướng về Biển Đông".

    Xung đột giữa Việt Nam - Trung Quốc trên Biển Đông có thể lấy dấu mốc năm 1954 tại quần đảo Hoàng Sa ( Paracel Islands), và đặc biệt leo thang trong tháng 5 và tháng 6 năm 2011, khi Trung Quốc đơn phương gây hấn trong vùng chủ quyền 200 hải lý của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc lại đưa thông tin sai sự thật, vu cáo cho Việt Nam một cách trắng trợn trên tất cả các kênh truyền thông của nước này, khiến dư luận thế giới hiểu lầm. Trước thực tế đó, Ban Điều hành Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa mong muốn có một chiến dịch truyền thông về các sự kiện trên Biển Đông ra thế giới, để dư luận thế giới có thể hiểu rõ tính chất của sự việc.

    Trong chiến dịch truyền thông này, chúng tôi dự định thực hiện:

    - Video/ clip
    - Tin tức
    - Hình ảnh

    Tất cả các dạng thức trên đều chuyển sang ngôn ngữ phổ biến hiện tại bao gồm: tiếng Anh - tiếng Nhật - tiếng Trung...

    Vậy các bạn có khả năng tham gia cộng tác mảng nào (biên tập video, thuyết minh, dịch thuật, xử lý ảnh, tổng hợp tin tức...), vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email:

    - hoangsaorg.info@gmail.com
    - nghieng.hso@gmail.com

    Trong đó sẽ có từng "leader" (trưởng nhóm) cho các chuyên mục như sau:

    - Video/clip: Vintq
    - Tin tức: thegioi_nhinnghieng
    - Hình ảnh: KID1485 - Song Tử

    Tôi hi vọng rằng, trong thời điểm này các bạn hãy nói ít đi và làm nhiều hơn, hãy bỏ qua những chính kiến cá nhân, những cái "tôi" bản thân để đi chung một con tàu ra khơi. Nhớ câu: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao", bởi vậy chúng tôi luôn hi vọng rằng, chúng ta có thể cùng hô vang: "Việt Nam ơi! Hãy nắm chặt tay".

    Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc mấy dòng ngả nghiêng này. Chờ sự cộng tác từ các bạn.

     


    Thông tin về HSO tải về tại http://www.mediafire.com/?7sslf8tt63aphdf

    Lưu ý: Hãy giúp tôi gửi lá thư này tới nhiều trang mạng khác nhau. Xin cám ơn!

     

     

    Đanh đá có bài bản là kim chỉ nam cho mọi hành động

     

     

     

     

     

    Cập nhật bởi Votanhung ngày 10/07/2011 09:15:24 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #146896   10/11/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Giáo sư Ngô Vĩnh Long bác bẻ luận điệu đường lưỡi bò của học giả Trung Quốc

    BienDong.Net: Bắc Kinh tìm mọi cách để áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ, không chỉ bằng các hành động quyết đoán cụ thể trong vùng Biển Đông, mà còn tung các học giả đi mọi nơi để tuyên truyền cho yêu sách đường lưỡi bò của họ.

    Thủ đoạn này của Bắc Kinh mới đây đã bị giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), vạch trần nhân một cuộc hội thảo tổ chức tại Washington.

     

     

    Lính Hải Quân Việt Nam trên một hòn đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa ( Ảnh Reuters)

    Đó là cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 21-22/10/2011, do hai hiệp hội hòa bình tại Mỹ là American Friends Service Committee và Historians Against The Wars tổ chức.

    Với chủ đề chung là Hòa bình ở Châu Á – Thái Bình Dương, hội nghị này quy tụ nhiều học giả đến từ các nước Châu Á để bàn luận về các phương cách tránh việc quân sự hóa trở lại khu vực này.

    Là diễn giả người Việt duy nhất trong cả hai cuộc họp, giáo sư Ngô Vĩnh Long đã trình bày quan điểm của Việt Nam về Biển Đông, đồng thời bác bẻ từng điểm một các lập luận của phía Trung Quốc.

    Trả lời phỏng vấn đài RFI , Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho biết : Hội thảo chia làm 2 phần : một phần về miền Bắc Châu Á, và một phần kia về Đông Nam Á : có một panel thảo luận chung về Đông Nam Á, rồi sau đó có một cuộc họp riêng về Biển Đông.

    Trung Quốc đưa sang một nhóm người rất hùng hậu, trong đó có bà Yan Junqi (Nghiêm Tuyển Kỳ), Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, Chủ tịch Tổ chức Phát triển Dân chủ của Trung Quốc.

    Còn người được đưa ra đóng tuồng hai lần tên là Wang Hanling ( Vương Hàn Lĩnh), giám đốc Trung tâm phụ trách toàn bộ các vấn đề đại dương và Luật Biển, đã được chính phủ Trung Quốc đưa sang Liên Hiệp Quốc, làm ở bộ phận ứng xử đặc biệt điều khoản 2 của Luật Biển Liên Hiệp Quốc.

     

    Giáo sư Ngô Vĩnh Long tại một hội thảo về Biển Đông ( ảnh internet)

    Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, quan điểm của Trung Quốc được Vương Hàn Lĩnh đưa ra trình bày đó là: Việt Nam không có, hay là chưa có vùng kinh tế đặc biệt từ thềm lục địa trở ra, tức là EEZ. Bởi vì nếu muốn có vùng kinh tế đặc biệt, thì phải xin các nước chấp nhận. Nhưng mà Việt Nam chưa xin, tức là Việt Nam không có EEZ.

    Thứ hai, Đường chữ U được Trung Quốc thiết lập từ năm 1947, vì thế cho nên Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, tức là UNCLOS, chỉ mới được đưa ra năm 1982, tức nhiên là không áp dụng được trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

    Vấn đề thứ ba là việc ký kết giữa Việt Nam với Trung Quốc vừa qua là giải quyết mọi vấn đề (chỉ bằng đường) song phương thôi, không có nước thứ ba nào can dự vào hết.

    “Tôi thì tôi bác bỏ hết tất cả những lập luận này ở đó”- Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói. Trước hết, vấn đề đường chữ U là do một học giả của chính phủ Tưởng Giới Thạch ngày xưa đưa ra . Họ chỉ đưa ra thôi, mà hồi đó cái đường chữ U không phải có 9 đoạn, mà đến 11 đoạn. Nhưng họ chỉ nói như vậy thôi, chứ không phải là một quốc gia đưa ra. Mà có đưa ra đi nữa, thì vấn đề là theo luật quốc tế, cái gì được đồng ý sau mới là cái quan trọng nhất, chứ không phải cái gì mà tự nhiên anh nói trước. Bởi vì anh đồng ý sau, ví dụ như về UNCLOS, thì đây là cái chuyện mà anh phải thi hành. Chứ còn cái chuyện một người học giả nói chơi chơi năm 1947, rồi anh đem ra sử dụng là không đúng.

    Thứ hai nữa là đường chữ U nó chiếm các thềm lục địa của các nước khác, trong đó đặc biệt là của Việt Nam, mà nó cũng không có ranh giới phân chia gì rõ ràng hết. Thì theo luật, vấn đề này không được !

    Biến các vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp, rồi đòi thương thuyết tay đôi!

    Khi làm ra tranh chấp thì hai nước phải giải quyết. Là họ nghĩ như vậy. Bởi vì hai nước giải quyết rồi mới đưa ra Liên Hiệp Quốc, chứ còn trước đó không được đưa ra Liên Hiệp Quốc. Thì cái cách cãi chày cãi cối, hay là chẻ (sợi) tóc (làm tư) là như vậy. Tôi nói thẳng ở hội nghị, là các anh đến đây để tìm các giải pháp hòa bình, nhưng mà (thật ra) các anh đến đây để tuyên truyền và chẻ tóc. Các anh làm như vậy là không đúng! Từ đó tôi mới phân tích vấn đề Trung Quốc bây giờ bành trướng và đế quốc như thế nào. Mọi người nghe, có vẻ họ cũng thấy là Trung Quốc đã quá lố.

    Bác bẻ lập luận của ông Vương Hàn Lĩnh cho rằng Việt Nam không có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), giáo sư Ngô Vĩnh Long nói: Nó không đúng ! Thật ra là tự động cái vùng đặc quyền này nước nào cũng có thể có được, ít nhất là 200 dặm. Nhưng mà trong những hoàn cảnh, ví dụ như ở Việt Nam chẳng hạn, có một vùng biển khơi rất là rộng, mà không có tranh chấp. Thì Việt Nam có quyền xin cái vùng đặc quyền kinh tế này lên cho đến 350 dặm. Vấn đề bây giờ là Việt Nam đã xin nhiều vùng được đến 350 dặm, thì ở đây là Liên Hiệp Quốc họ chưa xét về vấn đề này, chứ không phải là Việt Nam chưa có vùng kinh tế đặc biệt. Nhưng vì Liên Hiệp Quốc chưa xét việc này, thì Trung Quốc nói là Việt Nam chưa có vùng kinh tế đặc quyền, vì vậy cho nên Trung Quốc tha hồ mà vẽ cái đường lưỡi bò chiếm cái vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam. Trung Quốc chơi ngang như vậy, để nếu mà Việt Nam sợ mà thương thuyết song phương, thì họ nói, thấy chưa, hai nước đang thương thuyết song phương như thế, để khi thương thuyết xong rồi mới đưa ra Liên Hiệp Quốc. Tức nhiên là Trung Quốc mua thời gian và dọa nạt Việt Nam.

    Phản bác chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là một vấn đề đấu tranh chính trị. Thành ra vấn đề này phải đem ra cho thế giới biết. Không những đem ra Liên Hiệp Quốc, mà phải đem ra tất cả các tổ chức, càng nhiều tổ chức quốc tế càng tốt, để nói cho người ta biết những chuyện này!.

    Về quan điểm của ông Vương Hàn Lĩnh đối với thỏa thuận nguyên tắc vừa được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, là Việt Nam đã chấp nhận vấn đề giải quyết song phương, Giáo sư Ngô Vĩnh Long giải thích : Cái đó không đúng, và tôi đã nói thẳng ở ngay đó. Tôi đem ra bản dịch tiếng Anh, bản dịch chính thức của Trung Quốc. Tôi nói, đây nè, chuyện nào mà giữa Trung Quốc với Việt Nam, thì vấn đề đó sẽ đàm phán song phương. Nhưng chỗ nào có dính đến quyền lợi của các nước thứ ba, thì phải hỏi ý kiến của các nước đó. Tức nhiên là vấn đề này không phải là đàm phán song phương. Cái gì song phương thì đàm phán song phương, cái gì dính líu đến người khác thì đa phương.

    Tôi nói, một lần nữa anh không đi thẳng vào vấn đề, anh cứ tiếp tục anh chẻ tóc. Đi đến một cái hội thảo như thế này mà anh làm cái chuyện như thế, thì tôi nghĩ là sẽ không tìm được giải pháp hòa bình trong khu vực.Thì hắn đỏ mặt lên, hắn không biết nói cái gì. Bởi vì đúng là hắn nói láo trước mặt không biết bao nhiêu người !

    Tôi nghĩ rằng, vấn đề này không phải là vấn đề riêng của ông Vương Hàn Lĩnh, mặc dầu ông này coi hết những vấn đề về biển đảo của Trung tâm về các vấn đề biển đảo và Luật Biển của Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề chính sách chính thức của Trung Quốc. Mới vừa ký một cái thỏa thuận với Việt Nam, mực chưa khô đã đi nói láo với các hội thảo, hội nghị trên thế giới !

    Tôi nghĩ, vì thế cho nên Việt Nam cần phải làm sao vận động được thế giới trên vấn đề này. Vì như tôi đã nói, đây là vấn đề vận động chính trị.

    Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhiều người Mỹ không biết các vấn đề về Đông Nam Á như thế nào, họ không biết vấn đề Biển Đông như thế nào. Mà nhiều người Mỹ lại không muốn chính phủ Mỹ bành trướng sang bên Đông Nam Á hay là Á châu…Thành ra nếu không có những người khác đến nghe, đến nói, thì người Mỹ, mặc dầu họ là những chuyên gia, nhưng họ cũng không hiểu, nên họ tin. Nhưng mà sau khi tôi trình bày, tôi bác bỏ hết những chuyện ‘’cãi chày cãi cối’’ – xin lỗi là phải dùng từ ngữ này – của các học giả Trung Quốc này, thì những người Mỹ sau đó họ đến họ nói với tôi : Ồ, nếu mà không có anh, thì chúng tôi không hiểu vấn đề gì hết. Những điều anh vừa nêu lên, về những việc mà Trung Quốc đã và đang làm trong khu vực, làm chúng tôi rất là bối rối !

    Sông Hương

     

     
    Báo quản trị |  
  • #146911   11/11/2011

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Xây công trình trong gió bão

    TT - Hơn một tuần qua, biển Đông chịu ảnh hưởng của đợt áp thấp khiến mặt biển trở nên hung hãn. Tuy thế, công trình xây dựng “Góp đá xây Trường Sa” do bạn đọc báo Tuổi Trẻ đóng góp ở đảo Đá Tây vẫn được thi công bảo đảm tiến độ.

    Anh em công binh kéo xuồng lên bãi để hàn. Những chiếc xuồng bằng thép tấm liền vẫn bị sóng gió đánh bay lên bãi san hô khiến chúng bị thủng - Ảnh: Đức Thanh

    Những cột sóng cuộn lên cao, bất ngờ đập ngang vào thân những chiếc xuồng chuyển tải bé nhỏ. Mọi hoạt động chuyển tải từ tàu Trường Sa 21 đến điểm thi công công trình có lúc tưởng như hoàn toàn tê liệt.

    Khung trưởng, trung tá Nguyễn Đức Huấn, chỉ huy công trình, cho biết thời tiết xấu không nằm ngoài dự tính. Không như ở đất liền, thời tiết biển vào mùa cuối năm diễn biến rất phức tạp và trở nên xấu bất kỳ lúc nào.

    Do đó, khi tàu Trường Sa 21 cập đảo Đá Tây, toàn bộ anh em chỉ huy khung cùng các chiến sĩ công binh đã huy động lực lượng tối đa cho công tác chuyển tải nguyên vật liệu từ tàu vào khu vực thi công để phòng ngừa khi tình huống thời tiết biển động, công tác chuyển tải sẽ bị ngưng trệ. Vào những lúc thời tiết xấu, anh em công binh thay vì làm công tác chuyển tải sẽ đổi sang công việc xây dựng duy trì tiến độ thi công nhằm đảm bảo thời gian, an toàn cho công trình và lực lượng thi công.

    Theo trung tá Huấn, mặc dù từ khi bắt đầu thi công công trình “Góp đá xây Trường Sa” ở đảo Đá Tây đến nay thời tiết không thuận lợi nhưng công việc vẫn tiến triển rất tốt. Chuyến tàu vận tải thứ nhất do tàu Trường Sa 21 chở 1.000 tấn vật liệu đến đảo Đá Tây thi công đã gặp liên tiếp hai cơn bão rất mạnh nhưng anh em chỉ huy và công binh vẫn đẩy mạnh công việc thi công.

    Chuyến tàu thứ hai do tàu 650 chở 450 tấn vật liệu ra đảo thời tiết có thuận lợi hơn. Nhưng đến chuyến tàu thứ ba này cũng do tàu Trường Sa 21 chở 1.000 tấn vật liệu xây dựng ra đảo thì vừa chuyển tải được hai ngày đã gặp áp thấp, biển nổi sóng to, gió lớn.

    “Dù vậy, tranh thủ mọi lúc biển, gió êm một chút là chúng tôi cho chuyển tải ngay. Cụ thể, chiều 6-11, tranh thủ thủy triều lên và bớt gió, công binh chúng tôi đã cố gắng chuyển được bảy chuyến xuồng với khoảng 14 tấn đá hộc. Sau đó gió và những cơn dông quét bất chợt khiến việc chuyển tải phải ngưng lại. Hiện nay, số vật liệu trên tàu Trường Sa 21 còn lại khoảng 360 tấn” - trung tá Huấn nói.

    Những lúc thủy triều lên xuống, lúc mặt biển nổi sóng gió mạnh, gương mặt các chỉ huy, chiến sĩ công binh rất căng thẳng, đắn đo: “Sóng đánh ngược, gió quét ngang. Hôm nay không làm hàng được rồi”. Tuy thế, thiếu tá Hoàng Hữu Hưng nói ông và anh em luôn hạ quyết tâm cao, họ ra khu tập kết những cây sắt xương rắn chắc để cắt và uốn chúng thẳng lại.

    Ông Hưng nói: “Thời tiết mùa này không nói trước được, rất nguy hiểm, nếu cố tình chuyển tải sẽ có thể xảy ra tai nạn chết người, chìm mất xuồng. Chỉ khi có lệnh của chỉ huy khung, bất kỳ khi nào, có nghĩa là thời tiết tốt, an toàn có thể chuyển tải được thì anh em lái xuồng máy như tôi lại lao ra biển để chuyển tải lập tức. Bốn ngày nay, đội lái xuồng chúng tôi mới chỉ chuyển tải được vài lần, mỗi lần chưa đến hai giờ”.

    Trợ lý thi công - kỹ sư Đại Quang Trung đánh giá: “Hiện nay, anh em chỉ huy khung và lực lượng công binh đang triển khai xây phần móng cho tầng hầm. Công trình đã đổ thêm được 3.800m3 đá các loại vào phần chân móng... Ảnh hưởng trực tiếp của bão, gió do áp thấp đến khâu thi công là rất lớn. Nhưng với tinh thần làm việc cao độ cùng quyết tâm của anh em công binh, công trình đang được thi công liên tục, đảm bảo chất lượng, an toàn và tiết kiệm”.

    ĐỨC THANH
    ( Nguon Tuoitre.vn)

    Hoang Sa - Truong Sa - Vietnam

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |  
  • #148947   21/11/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Bị cô lập ở Bali về biển Đông, Trung Quốc sẽ thế nào?

    Trước thềm hội nghị Bali, Trung Quốc nói không cần đưa vấn đề biển Đông ra bàn và huy động mạng lưới ngoại giao rầm rộ thúc ép việc này cũng như loan tin khắp thế giới ý định không để bất cứ sự minh định nào của quốc tế với tự do đi lại ở biển Đông. Ý đồ đó hoàn toàn bị phá sản khi có đến 17 lãnh đạo khác tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia đưa vấn đề này ra nói với thủ tướng Trung Hoa, Ôn Gia Bảo.

    #ece9d8;">
    #ece9d8;">

    Trung Quốc đã không ngăn được việc không bàn biển Đông ở Bali

     

              Lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bị đe doạ, nhưng thủ tướng Ôn Gia Bảo có thái độ mềm mỏng trước sức ép quốc tế. Nguyên nhân không phải vì có sự hiện diện của siêu cường Mỹ với gương mặt Obama mà dường như Trung Quốc không chọn con đường đối đầu tại các diễn đàn quốc tế mỗi khi phép thử đơn phương tuyên bố không bàn biển đông ở Bali bị thất bại.

              Giống như các hội nghị trước đây của khối ASEAN, như Sangri-La, đại diện cấp cao Trung Quốc thường tỏ ra hợp tác trước bàn đàm phán.Tuy nhiên, thông điệp ấy sau này người ta mới vỡ lẽ, khi hội nghị kết thúc, người Trung Quốc lại cho phát ngôn mạnh mẽ trước truyền thông thế giới về quyền lợi của họ ở biển Đông là 85%, các nước còn lại bị đường lưỡi bò chèn ép tức tối, sng song đó là tàu bè qua lại đây bị hải giám quấy rầy.

              Trung Quốc không bao giờ buông bỏ những gì thuộc về lợi ích cốt lõi. Nhưng có lẽ, vì đuối lý và các chứng cứ không thuyết phục, cũng như những giải thích không minh bạch mà Trung Hoa không thể nêu vấn đề biển Đông ra bàn một cách sáng suốt tại các diễn đàn đa phương. Quan sát trên truyền thông về biển Đông trong hội nghị Bali, Trung Quốc hoàn toàn bị cô lập bởi quan điểm ấu trĩ và tham lam, khối ASEAN ngoài mục đích chính thống lợi ích khối còn lợi ích quốc gia mỗi nước thì còn xúc tác cảm hứng từ quan điểm tự do hàng hải mà Hoa Kỳ và các siêu cường khác mặc định như một sáng tạo về quyền căn bản của con người trong biển cả của Thái Bình Dương. Và sự thật, Trung Hoa bị cô lập trong một hình thế không có tiếng nói chung nào đủ tự tin.

              Nước cờ ngoại giao trước hội nghị Bali hoàn toàn phá sản, Trung Quốc thất bại ê chề khi tuyên bố của họ bị phản bác bằng các quan điểm nghiêm túc. Câu hỏi đặt ra, sau hội nghị Bali, Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào?

              Một luồng dư luận cho rằng, Trung Hoa vẫn cử tàu hải giám xuống vùng đánh bắt truyền thống của ngư dân Việt Nam để quấy phá, áp lực lên với các nước có sở hữu biển Đông, gia tăng các yêu sách hoặc tuyên bố với Philippines quyền lợi Trung Quốc vùng đất 80 cây số vuôngg cách tỉnh Palawan 79km. Sẽ có những cuộc bắt bớ tàu đánh cá ngư dân như cách thức trả thù các đòn thua ở nhiều diễn đàn hội nghị trước đây. Và để giải thích các câu chuyện đó, chính quyền Trung ương Trung Quốc không vào cuộc mà là từ các cấp tỉnh cử tàu hải giám đi.

              Cơn thinh nộ của Trung Hoa trước việc hội nghị Bali bàn về biển Đông một cách rõ ràng sẽ được trình diễn vào tương lai sắp tới.

              Vậy thì cần làm gì để chuẩn bị ứng phó với cách hành xử này? Bởi thực tiễn đánh bắt trên biển không phải là bàn hội nghị, mà đó là thự tế của lòng tham, của sự vô độ độc chiểm. Cần một liên kết thích đáng, và khuyến cáo đúng đắn với ngư dân, cũng như bảo vệ tuyệt đối lãnh hải đất nước để hội nghị Bali không phải là hội nghị vô ích với biển Đông.

    Cu Làng Cát

     

    Cập nhật bởi boyluat ngày 21/11/2011 11:05:15 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #160093   09/01/2012

    hung3tvn
    hung3tvn

    Male
    Sơ sinh

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Nếu chúng ta có đầy đủ chứng cứ thì cứ theo công lý mà hành xử, không việc gì phải sợ kẻ mạnh. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ luôn giữ vững lập trường của mình, noi theo gương sáng của Tổ tiên mà bảo vệ công lý. Không làm ô nhục bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để có được nền hòa bình, độc lập, tự do như hiện nay.
    Hãy cho thế giới thấy rằng: Việt nam tuy nhỏ bé nhưng anh dũng, kiên trung.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hung3tvn vì bài viết hữu ích
    Votanhung (30/04/2012)
  • #586268   27/06/2022

    Góp tiếng nói về chủ quyền quốc gia trên Biển đông

    Cảm ơn bài viết của bạn. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; yếu tố quan trọng để đất nước phát triển bền vững. Trong bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, vấn đề cần quan tâm hiện nay là tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển vững mạnh.

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!