Gọi “Doanh nghiệp tư nhân” hay “doanh nghiệp cá thể”?

Chủ đề   RSS   
  • #494719 21/06/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Gọi “Doanh nghiệp tư nhân” hay “doanh nghiệp cá thể”?

    Nguyên nhân của việc sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp tư nhân” để mô tả loại hình doanh nghiệp do một cá nhân kinh doanh xuất phát từ mục đích của các nhà làm luật là nhằm phân biệt giữa các loại hình kinh doanh, bao gồm:

    (i) Hộ kinh doanh cá thể;

    (ii) Doanh nghiệp tư nhân;

    (iii) Doanh nghiệp pháp nhân (theo hình thức công ty, ví dụ như công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần).

    Khi tìm hiểu về vấn đề này theo Luật Doanh nghiệp, có thể thấy sự phân biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp cá nhân) chỉ được thể hiện thông qua quy mô kinh doanh, cụ thể là dựa trên hai tiêu chí, bao gồm:

    (i) Số lao động thường xuyên không quá mười người và

    (ii) Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm (Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

    Do đó việc sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp” ở đây là nhằm mục đích để nhấn mạnh đến quy mô kinh doanh, cụ thể là quy mô kinh doanh của loại hình “doanh nghiệp” lớn hơn quy mô kinh doanh của loại hình “doanh nghiệp” lớn hơn quy mô kinh doanh của loại hình “hộ kinh doanh”. Tuy nhiên, việc xác định một cách chính xác về quy mô kinh doanh của một chủ thể nào đó thì không thể chỉ dựa hoàn toàn vào hai tiêu chí về địa điểm kinh doanh và số lượng lao động thường xuyên được. Mặt khác, ngay từ ban đầu, thuật ngữ “tư nhân” đi cùng với thuật ngữ “doanh nghiệp” là nhằm mục đích phân biệt giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp pháp nhân (một nhóm người liên kết cùng nhau kinh doanh). Vì vậy, thuật ngữ “tư nhân” ở đây phải được hiểu là một cá nhân, một thể nhân hoặc một cá thể.

    Dường như thời gian qua, khuynh hướng sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp tư nhân” để chỉ các doanh nghiệp khác với các doanh nghiệp công (doanh nghiệp nhà nước) là tương đối phổ biến. Với cách hiểu này, khi nói tới doanh nghiệp tư nhân chúng ta hiểu rằng thuật ngữ “doanh nghiệp tư nhân” sẽ bao gồm cả thương nhân thể nhân và thương nhân pháp nhân (như công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần). Chính điều này đã tạo nên sự nhầm lẫn trong cách hiểu về doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp (hiểu theo nghĩa hẹp) và cách hiểu doanh nghiệp tư nhân theo nghĩa thông thường nhằm phân biệt với doanh nghiệp nhà nước của một bộ phận công chúng (hiểu theo nghĩa rộng).

    Do đó, thuật ngữ “doanh nghiệp tư nhân” phải chăng nên được thay thế bằng thuật ngữ “doanh nghiệp cá thể”, điều này tạo nên sự thống nhất trong cách hiểu về loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ.

    (Bài viết có sự tham khảo tư liệu từ Sách: Luật doanh nghiệp: Tình huống - Dẫn giải - Bình luận, xuất bản năm 2015, NXB Chính trị quốc gia - sự thật)

     

    Cập nhật bởi tangoctram1101ulaw ngày 21/06/2018 12:31:59 CH
     
    1596 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận