Giấy rách phải giữ lấy lề là gì? Liêm khiết và trung thực có phải là điều kiện tiên quyết để được hành nghề Quản tài viên không?

Chủ đề   RSS   
  • #613218 25/06/2024

    Chloeee02

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:07/12/2023
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giấy rách phải giữ lấy lề là gì? Liêm khiết và trung thực có phải là điều kiện tiên quyết để được hành nghề Quản tài viên không?

    Giấy rách phải giữ lấy lề là gì? Liêm khiết và trung thực có phải là điều kiện tiên quyết để được hành nghề Quản tài viên không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

     

    Giấy rách phải giữ lấy lề là gì?

    Câu thành ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”, người xưa đã mượn hình ảnh lề giấy để nói đến sự trong sạch, thanh khiết của con người. Giấy cho dù có rách cũng cần phải giữ được phần lề, con người dù trong hoàn cảnh mất mát, khổ cực cũng cần giữ lấy nhân cách đạo đức của mình.

    Con người trong mọi hoàn cảnh, cần phải giữ gìn bản chất tốt đẹp của mình. Lấy liêm khiết làm gốc để khi gặp nghịch cảnh không đổ lỗi cho số phận.

    * Về nghĩa đen:

    Giấy rách phải giữ lấy lề có nghĩa đen là dù tờ giấy có bị rách nát, cũ kỹ thì phần lề của nó vẫn phải được giữ gìn nguyên vẹn. Lề giấy tượng trưng cho khuôn phép, nề nếp, quy tắc cần được tuân theo.

    * Về nghĩa bóng:

    Câu thành ngữ mang nghĩa bóng sâu sắc, khuyên răn con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khó khăn, nghèo khổ đến đâu cũng cần giữ gìn phẩm giá, đạo đức, liêm khiết của bản thân.

    * Hình ảnh ẩn dụ:

    - Giấy rách: tượng trưng cho con người trong hoàn cảnh khó khăn, trắc trở, gặp nhiều bất lợi.

    - Lề: tượng trưng cho phẩm giá, đạo đức, liêm sỉ của con người.

    “Giấy rách phải giữ lấy lề” đang nhắc nhở chúng ta về phẩm chất đạo đức, liêm khiết của con người, nó được thể hiện qua lối sống trong sạch, không dám danh lợi, không bị cám dỗ, sa ngã bởi vật chất tầm thường. 

    Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

    Liêm khiết và trung thực có phải là điều kiện tiên quyết để được hành nghề Quản tài viên không?

    Căn cứ tại Điều 12 Luật Phá sản 2014 quy định về điều kiện hành nghề Quản tài viên như sau:

    - Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

    + Luật sư;

    + Kiểm toán viên;

    + Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

    - Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:

    + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    + Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

    + Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

    - Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.

    Như vậy, có thể thấy theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Luật Phá sản 2014, một trong những điều kiện để được hành nghề Quản tài viên là có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.

    Quyền và nghĩa vụ của quản tài viên được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 16 Luật phá sản năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của quản tài viên như sau:

    (1) Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:

    - Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    - Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;

    - Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;

    - Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

    - Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;

    - Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;

    - Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;

    - Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;

    - Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

    (2) Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.

    (3) Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

    (4) Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:

    - Thu thập tài liệu, chứng cứ;

    - Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;

    - Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

    (5) Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

    (6) Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    Câu thành ngữ "Giấy rách phải giữ lấy lề" như một lời nhắc nhở sâu sắc về phẩm chất đạo đức, liêm khiết của con người, cũng như đối với nghề nghiệp Quản tài viên. Giống như tờ giấy dù có rách nát nhưng vẫn giữ được phần lề, người Quản tài viên dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần gìn giữ phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bao gồm ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực và khách quan.

     
    1716 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận