Bài viết này chia sẻ các trường hợp được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội và các trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội.
(1) Hình thức cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội thế nào?
Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết về thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực Y tế của Bộ Y tế ban hành ngày 29/12/2017 có quy định về hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, tại Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về hình thức cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
1/ Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú:
- Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển viện.
- Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2/ Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú:
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Theo đó, người lao động sẽ được cấp Giấy ra viện nếu thuộc trường hợp 1 và Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội khi thuộc trường hợp 2
(2) Hướng dẫn cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2022/TT-BYT có quy định về cách ghi trong Phụ lục 7 như sau:
(i) Việc ghi ngày bắt đầu ghi từ ngày người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh;
(ii) Việc ghi ngày tại mục ngày, tháng, năm trên phần chữ ký của người hành nghề trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:
- Ghi theo ngày, tháng người bệnh kết thúc khám bệnh, chữa bệnh;
- Ngày cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát hành giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động đề nghị thực hiện cấp lại theo quy định tại Thông tư này;
(iii) Trường hợp cấp lại thì phải thể hiện nội dung từ “CẤP LẠI” trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/16/phu-luc-7-56-2017-tt-byt.doc
(3) Cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào điểm a,b khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các trường hợp sau sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội:
(i) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
(ii) Bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Sau khi bổ sung, sửa đổi nội dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.”
Như vậy, trường hợp giấy chứng nhận nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội không ghi mã bệnh thuộc về trường hợp sửa đổi, bổ sung; sẽ không cần phải làm thủ cấp lại. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc bổ sung thêm mã bệnh vào giấy chứng nhận nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.