Quản lý thuế CÁC GIAO DỊCH LIÊN KẾT (Chuyển giá)

Chủ đề   RSS   
  • #450942 04/04/2017

    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Quản lý thuế CÁC GIAO DỊCH LIÊN KẾT (Chuyển giá)

    Hot topic cho dân kế toán thuế loại hình DN FDI. 

    Dương share bản tóm tắt bản tin nội bộ của các Big 4 về NĐ 20/2017/NĐ-CP, qui định quản lý thuế đối với Giao Dịch Liên Kết. 

    Các bạn tham khảo trước bản tin của Deloitte trước nhé. Còn của KPMG mình sẽ share sau. 

    Các bạn tham khảo, có thể đưa ra các vấn đề xoay quanh giao dịch liên kết để thảo luận. Khái niệm này khá khó và mang tính chất thuế Quốc Tế. NĐ 20 được dựa trên Action 13 BEPS của OECD.

    Đây là topic rất Hot. Bạn nào làm Tax manager của FDI là hiểu độ hót hót của NĐ 20 

    Thks

    Thùy Dương.

    Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 04/04/2017 12:29:42 CH Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 04/04/2017 12:12:56 CH
     
    11928 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452078   19/04/2017

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Theo NĐ 20, thay đổi hầu như toàn bộ qui định, thủ tục quản lý thuế siết chặt hơn. Yêu cầu, cung cấp phục vụ đầy đủ thông tin để CQT làm việc. Việc phân tích so sánh các giao dịch liên kết với đối tượng so sánh độc lập phải đảm bảo không có khác biệt trọng yếu đến mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỉ lệ phân phối giữa các bên. Và nếu có khác biệt, thì từng bước CQT áp dụng phân tích so sánh thế nào??

    Khá nhiều vấn đề cần quan tâm, vậy DN có cần phải rà soát lại toàn bộ các Giao dịch liên kết trước đây đã kê khai hay không? Thủ tục, hồ sơ, chứng từ, hợp đồng đáp ứng hay chưa...?

    Các bạn đã chuẩn bị thế nào? Theo mình, dù rằng những năm trước đây ko ảnh hưởng về mặt Pháp Lý của NĐ 20, nhưng đâu đó chắc rằng, Thanh Tra viên sẽ dựa trên NĐ 20 tìm phương hướng thanh tra những năm cũ. 

    "Bản chất quyết định hình thức". Cụm từ rất ấn tượng với mình xuyên suốt NĐ 20. Kiểu gì, thì mục tiêu NĐ 20 ra đời là chống chuyển giá 100%, gia tăng thu NSNN từ nay về sau...

    Vậy giải pháp cho các FDI như thế nào???

     

    Thùy Dương.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #452152   20/04/2017

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Nghị định 20 về quản lý giao dịch liên kết: Bước tiến trong đấu tranh chống gian lận thuế

    Ngày 17/04/2017
     

    Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã đánh dấu sự phát triển về chất trong quản lý giá chuyển nhượng (GCN) tại Việt Nam.

    Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết sẽ góp phần củng cố lòng tin cho cộng đồng doanh nghiệp.

    Nghị định có các quy định chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như tinh thần cải cách hành chính hướng tới đơn giản, minh bạch.

    Thỏa mãn các chuẩn mực quốc tế

    Xác định GCN một cách khoa học để đấu tranh triệt để với các hành vi lạm dụng xác định GCN của các công ty đa quốc gia thông qua các giao dịch qua biên giới là cuộc chiến “không khoan nhượng” và lâu dài. Qua hơn 10 năm nghiên cứu, Tổ chức Phát triển kinh tế (OECD) kể từ Báo cáo thứ nhất (1979) được công bố, năm 1995 đã lần đầu tiên phát hành hướng dẫn xác định GCN với các công ty đa quốc gia như một hệ thống chuẩn mực quốc tế để mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ xây dựng văn bản pháp lý về xác dịnh GCN của chính họ.

    Về phần mình, Liên Hợp quốc, với tư cách đại diện cho các quốc gia đang phát triển, trên cơ sở Báo cáo lần đầu năm 1988 cũng đã phát hành Hướng dẫn xác định GCN cho các nước đang phát triển vào năm 2013. Trong khi đó, Hoa Kỳ - một quốc gia có số lượng lớn nhất các công ty đa quốc gia, đã giới thiệu các qui định xác định GCN từ năm 2006. Như vậy, trong bối cảnh ngay cả những người đi đầu trong lĩnh vực thuế quốc tế còn chưa tìm được tiếng nói chung về “một hệ thống chuẩn mực quốc tế tuyệt đối” cho vấn đề GCN, thì các nước đang phát triển, với hệ thống nội luật chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng và kỹ năng quản lý chưa phát triển, không thể xây dựng ngay được hệ thống nội luật về GCN đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế.

    Việt Nam không là ngoại lệ, cũng phát triển từ các văn bản đầu tiên do cấp bộ ban hành (Thông tư 217/2005 và Thông tư 66/2010 của Bộ Tài chính) đến nghị định của Chính phủ (Nghị định số 20/2017/NĐ-CP) với các chuẩn mực quốc tế về xác định GCN lần đầu tiên được giới thiệu trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam.

    Phù hợp với tiến trình cải cách hành chính

    Điều đáng nói là Nghị định 20 không chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế, mà còn đảm bảo đúng nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức, nguyên tắc “ngưỡng an toàn” (Điều 12 đã quy định các trường hợp cụ thể, trong đó người nộp thuế được miễn kê khai, hoặc miễn lập hồ sơ xác định GCN). Đây là một quy định rất có ý nghĩa thực tiễn trên phương diện cải cách hành chính.

    Cùng với việc áp dụng nguyên tắc ngưỡng an toàn để giảm bớt nghĩa vụ kê khai và lập hồ sơ xác định GCN như nêu trên, Nghị định cũng hạn chế phạm vi các giao dịch được coi là giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua việc nâng tỷ lệ kiểm soát giữa các bên và tỷ lệ vốn vay trong vốn chủ sở hữu (từ 20% lên 25%). Điều này sẽ  khiến cho nhiều doanh nghiệp trước đây bị coi là tham gia giao dịch liên kết (do đó phải kê khai và lập hồ sơ xác định GCN) thì nay không  thuộc phạm vi áp dụng. Đặc biệt, việc loại bỏ các trường hợp bị coi là liên kết liên quan đến việc sử dụng tài sản vô hình, cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm trên một ngưỡng nhất định cũng như  thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng được các doanh nghiệp nhiệt liệt hoan nghênh. Vì nó phản ánh đúng thực tiễn kinh doanh với sự hợp tác ngày càng phong phú giữa các doanh nghiệp.

    Việc quy định cụ thể bằng văn bản của các bộ, ngành liên quan và của UBND tỉnh/thành phố trong quản lý xác định GCN không chỉ thể hiện tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống gian lận thuế trong xác định GCN, mà còn đảm bảo một sự công bằng và minh bạch hơn trong lĩnh vực này. Mặc dù, có những thời điểm “việc lạm dụng xác định GCN” để trốn và tránh thuế đã trở thành vấn đề nóng trên cả nghị trường, các phiên họp chính phủ và phương tiện thông tin đại chúng, nhưng trước đây, khi việc quản lý xác định GCN chỉ được thực hiện ở mức thông tư do Bộ Tài chính ban hành, sự tham gia của các bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp hoàn toàn trên cơ sở tự nhận thức và tự giác, hoặc nhiều nhất cũng chỉ là các quy định pháp lý chung của Luật Quản lý thuế về trách nhiệm của các bên thứ ba đối với công tác quản lý thuế nói chung.

    Nghị định 20 (Điều 15) quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh/thành phố trong công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tham gia giao dịch liên kết đã tạo cơ sở pháp lý khiến cho việc quản lý GCN không chỉ là trách nhiệm, là “sân chơi một mình” của Bộ Tài chính, hay Tổng cục Thuế. Điều này sẽ khiến cho công tác quản lý GCN có hiệu quả hơn, đồng thời củng cố thêm lòng tin cho cộng đồng doanh nghiệp.

    “Với những thay đổi về chất trong việc quản lý giao dịch có liên kết của Nghị định 20, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng sẽ tạo ra một bước chuyển mới theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế trong quan lý GCN”.

    Ông Nguyễn Thịnh - Nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thuế

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    cookies1201 (08/10/2019)
  • #452153   20/04/2017

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Mọi người tham khảo thêm bản tóm tắt của KPMG về NĐ 20 nhé.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    cookies1201 (08/10/2019)
  • #452949   03/05/2017

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Đây là một số điểm chính, mình tóm tắt cho ngành Dịch Vụ và các ngành khác có thể tham khảo, chỉ khác phần chi phí thuế, mình tập trung phần dịch vụ.

    Copy từ file word soạn thảo qua hơi xấu xíu. Mọi người tham khảo đỡ nhé.

    Cơ quan thuế nhắm đến các mục tiêu:

    • Đánh giá rủi ro chuyển giá qua Hồ sơ quốc gia  (CbCR)
    • NNT phải đảm bảo giá trị giao dịch phải phù hợp với giá trị thực của nó.
    • Hỗ trợ CQT thanh tra, kiểm tra chuyển giá.

    Để thực hiện 3 mục tiêu trên, CQT đề cập rà soát các hồ sơ sau:

    • CbCR_Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (theo mẫu 04)
    • Master File_Hồ sơ thông tin tập đoàn Toàn Cầu (theo list mẫu 03)
    • Local File_Hồ sơ quốc gia (theo list trong mẫu 02)

    --> Bắt buộc CbCR, Master File, Local File đồng nhất.

    Các mẫu 02, 03 chỉ là danh sách các hồ sơ cần chuẩn bị Hồ sơ giao dịch liên kết. Ko thay thế được Master File, Local File. (Tham khảo mẫu 02,03,04 trong NĐ 20)

    Thời hạn lập Hồ sơ giá trị GDLK:

    • Hồ sơ phải được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế CIT 30.03.
    • Thời hạn cung cấp Hồ sơ khi CQT thực hiện thanh tra, không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận yêu cầu cung cấp thông tin.
    • Trong quá trình tham vấn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra. Thời han cung cấp không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận yêu cầu. Và gia hạn 1 lần, ko quá 15 ngày kể từ ngày hết hạn.

    Các trường hợp miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ GDLK:

    • Điều 11 của NĐ 20

    CQT căn cứ nguyên tắc phân tích so sánh, nguyên tắc và PP xác định giá GDLK và các thông tin kê khai GDLK, để thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp:

    • Căn cứ phân tích so sánh, PP xác định giá GDLK và cơ sở dữ liệu từ nhiều nguồn trong quản lý giá GDLK
    • Chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các qui định xử lý vi phạm về thuế.
    • CQT có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận được sử dụng kê khai thuế; ấn định thu thuế hoặc số thuế phải nộp trong trường hợp:

    o   Không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Tờ khai GDLK, mẫu 01.

    o   Cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định GDLK ttheo danh sách hồ sơ trong mẫu 02 và 03.

    o   Không xuất trình hồ sơ xác định GDLK, các dữ liệu , chứng từ  và tài liệu được sử dụng làm căn cứ phân tích, so sánh, xác định GDLK tại Hồ sơ.

    o   Sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế hoặc đưa các dữ liệu, chứng từ không hợp pháp, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

    Xác định chi phí dịch vụ để tính thuế CIT:

    • CP dịch vụ phải phục vụ trực tiếp cho SXKD.
    • CP dịch vụ chỉ được xác định trong điều kiện, hoàn cảnh tương tự với các bên độc lập chi trả cho DV này.
    • Mức phân bổ chi phí dịch vụ giữa các bên liên kết phải được thống nhất trong cùng Tập Đoàn, đối với loại CP DV tương tự. à Phải cung cấp hợp đồng, chứng từ, hóa đơn và thông tin về phương pháp tính, yếu tố phân bổ và chính sách giá của tập đoàn đối với dịch vụ được cung cấp.
    • CP DV không trùng lắp; không nhằm mục đích phục vụ lợi ích hoặc tạo giá trí cho các bên liên kết khác; không phải bản chất là lợi ích người nộp thuế nhận được là do là thành viên của một tập đoàn.
    • Chi phí mà bên liên kết cộng thêm đối với dịch vụ do bên thứ ba cung cấp thông qua trung gian bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ.

     

    Lê Thùy Dương

     

    Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 03/05/2017 11:06:33 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    SETAVN (09/11/2017)
  • #474121   09/11/2017

    SETAVN
    SETAVN

    Sơ sinh


    Tham gia:22/09/2014
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 6 lần


    Cảm ơn bạn. Hồ sơ có vẻ phức tạp. Cho mình hỏi doanh thu giao dịch liên kết 30 tỷ trở lên phải làm hồ sơ đúng ko? và trường hợp là cty sản xuất đăng ký tỷ suất lợi nhuận trên 10% thì cũng được miến hồ sơ? Miễn hồ sơ thì có bắt buộc cty mẹ phải nộp kèm bản sao báo cáo tài chính của cty mẹ ko?

    Cty Mẹ họ cũng phải nộp báo cáo tài chính 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cũng giống mình thì sao họ gửi kịp bản sao sang cho mình nộp?

    Các bạn góp ý xem mình hiểu như vậy có đúng ko nhỉ?

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #533283   21/11/2019

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    SETAVN viết:

    Cảm ơn bạn. Hồ sơ có vẻ phức tạp. Cho mình hỏi doanh thu giao dịch liên kết 30 tỷ trở lên phải làm hồ sơ đúng ko? và trường hợp là cty sản xuất đăng ký tỷ suất lợi nhuận trên 10% thì cũng được miến hồ sơ? Miễn hồ sơ thì có bắt buộc cty mẹ phải nộp kèm bản sao báo cáo tài chính của cty mẹ ko?

    Cty Mẹ họ cũng phải nộp báo cáo tài chính 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cũng giống mình thì sao họ gửi kịp bản sao sang cho mình nộp?

    Các bạn góp ý xem mình hiểu như vậy có đúng ko nhỉ?

     

     

     

    Hi SETAVN,

    Câu hỏi của bạn gồm 3 câu hỏi. 

    Hai câu hỏi đầu, câu trả lời nằm trong Điều 11, NĐ 20. 

    Còn câu hỏi thứ 3, bạn làm rõ ý tình tiết, mình chưa rõ cụ thể, nên chưa trao đổi với bạn được. 

    TD

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2019)
  • #530610   10/10/2019

    Giao dịch liên kết

    Xin chào luật sư , Hiện tại công ty tôi đang gặp vướng mắc nhờ luật sư tư vấn giúp

    Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên. Hiện tại chúng tôi ký kết hợp đồng tư vấn kỹ thuật và công thức pha trộn hóa chất với một công ty vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng công ty đó có 10% vốn góp của giám đốc bên tôi. 

    Trường hợp trên có thuộc giao dịch liên kết hay không ạ?

    Và hợp đồng tư vấn và chuyển giao công thức pha trộn đó có phải là chuyển giao công nghệ và phải đăng ký với bộ khoa học và công nghệ hay không ?Gía trị hợp đồng khoảng gần 2 tỷ và bên công ty kia sẽ cử nhân viên qua công ty chúng tôi  tư vấn hàng tháng .

    Công ty kia hoạt động thương mại không có ngành nghề là dịch vụ tư vấn 

    Mong luật sư giúp đỡ .

    Trân trong!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lethikhanhha170295@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/10/2019)
  • #533291   21/11/2019

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

     

    lethikhanhha170295@gmail.com viết:

     

    Xin chào luật sư , Hiện tại công ty tôi đang gặp vướng mắc nhờ luật sư tư vấn giúp

    Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên. Hiện tại chúng tôi ký kết hợp đồng tư vấn kỹ thuật và công thức pha trộn hóa chất với một công ty vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng công ty đó có 10% vốn góp của giám đốc bên tôi. 

    Trường hợp trên có thuộc giao dịch liên kết hay không ạ?

    Và hợp đồng tư vấn và chuyển giao công thức pha trộn đó có phải là chuyển giao công nghệ và phải đăng ký với bộ khoa học và công nghệ hay không ?Gía trị hợp đồng khoảng gần 2 tỷ và bên công ty kia sẽ cử nhân viên qua công ty chúng tôi  tư vấn hàng tháng .

    Công ty kia hoạt động thương mại không có ngành nghề là dịch vụ tư vấn 

    Mong luật sư giúp đỡ .

    Trân trong!

     

     

     

    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn có hai ý.

    @ Về quan hệ giao dịch liên kết, trường hợp bạn hỏi. Bạn xem các đoạn trích dưới trong NĐ 20, và thu thập thêm thông tin trên hợp đồng góp vốn, biên bản họp cổ đông …. của anh Giám Đốc với Công ty giao dịch để xác định.

    Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

    1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

    a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

    b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

    2. Các bên liên kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:

    c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

    g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;

    h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

    i) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;

    k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.

     

    @ Về trường hợp tư vấn liên quan chuyển giao công nghê. Bạn xem các đoạn trích bên dưới nhé.

    Luật chuyển giao công nghê 2017.

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hợp đồng chuyển giao công nghệ; biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ.

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Bí quyết là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ. Bí quyết bao gồm bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ.

    2. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

    21. Tư vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ lựa chọn, ứng dụng công nghệ; khai thác thông tin công nghệ, thông tin sáng chế, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đàm phán, ký kết và thực hiện chuyển giao công nghệ.

    Điều 4. Đối tượng công nghệ được chuyển giao

    1. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

    a) Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

    Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ

    1. Chuyển giao công nghệ độc lập.

    2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

    a) Dự án đầu tư;

    b) Góp vốn bằng công nghệ;

    c) Nhượng quyền thương mại;

    d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

    đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.

    3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.

    Điều 6. Phương thức chuyển giao công nghệ

    1. Chuyển giao tài liệu về công nghệ.

    2. Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.

    3. Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.

    4. Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.

    5. Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

    Điều 22. Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ

    1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.

    2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.

    3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 24. Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ

    1. Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.

    2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

    3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

    Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.

    Điều 31. Đăng ký chuyển giao công nghệ

    (Chi tiết coi thêm Điều 6, Nghị định 76/2018/NĐ-CP)

    Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ

    2. Đối với chuyển giao công nghệ độc lập và hình thức khác theo quy định của pháp luật:

    a) Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;

    b) Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước và trường hợp tự nguyện đăng ký theo khoản 2 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ trong nước.

     

    TD

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2019)