Khái niệm:
BHTN là nhằm bảo đảm hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm. Cho nên, bên cạnh việc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia, BHTN phải tuân thủ đúng nguyên tắc đóng - hưởng để bảo vệ quyền lợi của người tham gia. Nhưng trong thực tế cho thấy, nguyên tắc trên chưa được thực thi triệt để.
Người lao động vẫn bị nhọc nhằn khi công tác để được nhận ,phải mất hàng chục lần đi lại, xăng xe để lãnh vài triệu đồng tiền trợ cấp. Thực tế rằng:
+ Khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu, không có nhu cầu “tìm kiếm việc làm” và có nhu cầu được hưởng trợ cấp 1 lần nhưng cơ quan bảo hiểm vẫn không xác nhận việc này vì hiện nay bảo hiểm thất nghiệp không còn chế độ trợ cấp một lần. Như vậy có hợp lý khi chúng ta đang tự tạo áp lực về thủ tục hành chính và người được hưởng trợ cấp phải mất hàng tá thời gian cho việc xác nhận chưa có việc làm cho từng tháng, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp bất khả kháng...
+ Một ví dụ để bạn thấy được các giai đoạn để được nhận trợ cấp:
Ngày 1/10/2016 NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại TT GTVL.
Ngày 20/10/2016 TT GTVL ra Quyết định hưởng TCTN
Ngày bắt đầu tính hưởng TCTN là 16/10/2016
Ngày chi trả TCTN tháng đầu của cơ quan BHXH: Từ 20 – 25/10/2016
Ngày chi trả TCTN tháng thứ 2: Từ 16/11 – 27/11/2016
Ngày chi trả TCTN tháng thứ 3: Từ 16/12 – 27/12/2016
Không ít các trường hợp hồ sơ thông tin thiếu sót, phải chạy đi chạy lại để đáp ứng yêu cầu. (Chưa gì thấy oải rồi )
+ Hiện tại trả tiền qua thẻ ATM mới liên kết với ngân hàng Đông Á. Do vậy, những người lao động không có thẻ ATM này thì phải làm thẻ mới.
Một trong các phương thức để nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp là thông qua thẻ ATM (nhưng phải là thẻ của Ngân hàng Đông Á) Hiện tại trả tiền qua thẻ ATM mới liên kết với ngân hàng Đông Á. Do vậy, những người lao động không có thẻ ATM này thì phải làm thẻ mới. Lại là một trở ngại nếu như bạn không thẻ Đông Á và có nhu cầu chuyển khoản.
- Khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.
Một ví dụ thực tế, bạn sẽ hiểu rõ hơn:
Tháng 6-2014, khi phát hiện mình bị bệnh hiểm nghèo, ông A nộp đơn xin nghỉ việc để điều trị bệnh. Sau hơn 2 năm điều trị, thấy không còn đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc nên tháng 8-2016, ông A quyết định xin thôi việc. Với trường hợp này, cơ quan BHXH sẽ chốt sổ BHXH của ông A ở thời điểm tháng 6-2014. Như vậy, ông A có 5 năm 5 tháng tham gia BHTN. Song, khi ông A đi làm thủ tục hưởng BHTN thì bị cơ quan chức năng từ chối chi trả, với lý do không đóng đủ BHTN từ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Thực tế thì từ tháng 6-2014 đến tháng 8-2016, do sức khỏe yếu nên ông A không đi làm và cũng không tiếp tục tham gia BHTN. Nhưng chính vì quy định như trên nên ông A bị thiệt thòi vì không được hưởng tiền đóng BHTN trong suốt 5 năm 5 tháng trước đó. Đây là quy định không công bằng với người lao động và là nguyên nhân dẫn đến quỹ BHTN ngày càng phình to nhưng người lao động lại không được hưởng.
+ Thủ tục đã lằng nhằn, quy định thì nhiều vô kể, chưa kể việc bị hành vì người hướng dẫn không có tâm
Suy đi tính lại chúng ta cũng phải xem xét về tình hình hiện nay, cơ quan bảo hiểm vì lẽ không thể kiểm soát từng trường hợp, cũng như mức độ “thành thật” của cá nhân nên cơ chế quản lý phải nhọc nhằn kiểu vậy.
Bỏ thì “tiếc”, vương thì “khổ”muôn đời ăn vẫn không dứt nổi, đúng chất “Hành là chính”